Thứ Ba, 12/05/2020 07:45

COP27: Mỹ thúc đẩy thế giới hành động chống lại biến đổi khí hậu

Tại các cuộc đàm phán về khí hậu của Liên Hiệp Quốc, Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố Mỹ đang trên đường cắt giảm lượng khí thải Carbon của mình, qua đó cũng kêu gọi các quốc gia khác tăng cường nỗ lực ngăn chặn sự nóng lên toàn cầu thảm khốc.

Những chủ đề chính tại các Hội nghị Cấp cao ASEANLHQ công bố kế hoạch trị giá 3,1 tỷ USD cho hệ thống cảnh báo sớm thảm họaHơn 50 nước đang phát triển trên thế giới có nguy cơ vỡ nợ và phá sảnADB phê duyệt chương trình tăng tốc các dự án khí hậu Đông Nam ÁPhát thải dầu và khí đốt toàn cầu có thể cao gấp 3 lần con số được báo cáo

Triển khai hành động chống lại biến đổi khí hậu là nhiệm vụ của mọi quốc gia. Ảnh minh họa: Reuters/TTXVN/Vietnam+

Bài phát biểu của ông được đưa ra vào thời điểm Hội nghị COP27 của Liên Hiệp Quốc đang diễn ra ở Ai Cập, nơi những nước giàu có như Mỹ đang chịu áp lực cung cấp nguồn vốn cho các nước đang phát triển như những gì đã hứa để đối phó với cuộc chiến chống lại khí hậu, nhất là khi các nước giàu có được cho là gây ra phần lớn ô nhiễm trên thế giới.

Được biết, Tổng thống Joe Biden đã truyền đi thông điệp thông qua gói chi tiêu khổng lồ trị giá 369 tỷ USD nhằm làm xanh nền kinh tế Mỹ như một thành tựu có thể “thay đổi mô hình” cho nước Mỹ nói riêng và toàn thế giới nói chung.

“Cuộc khủng hoảng khí hậu liên quan đến an ninh con người, an ninh kinh tế, an ninh môi trường, an ninh quốc gia và chính sự sống của hành tinh”, ông Joe Biden cho biết.

Trong một thông tin có liên quan, trong chuyến thăm kéo dài 1 giờ đến Ai Cập trước khi tiếp tục đến châu Á dự Hội nghị Cấp cao ASEAN và Hội nghị thượng đỉnh G20, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết đến năm 2030, nước này “sẽ đạt được” mục tiêu cắt giảm lượng khí thải từ 50% - 52% so với mức đưa ra của năm 2005.

Bên cạnh đó, ông cũng công bố kế hoạch đẩy mạnh nỗ lực cắt giảm lượng khí thải Mêtan, một nguyên nhân chính gây ra sự nóng lên toàn cầu, bằng cách bịt các lỗ rò rỉ nhiên liệu hóa thạch và yêu cầu các công ty hành động đối với sự cố rò rỉ do các bên thứ ba đáng tin cậy báo cáo.

Tổng thống Joe Biden khẳng định: “Để bẻ cong vĩnh viễn đường cong khí thải, mọi quốc gia cần đẩy mạnh hành động. Tại cuộc họp này, chúng ta phải đổi mới và nâng cao tham vọng về khí hậu của mình. Mỹ đã hành động, tất cả mọi người cũng phải hành động. Đó là nghĩa vụ và trách nhiệm của lãnh đạo toàn cầu”.

Theo kết quả của một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Earth System Science Data, sẽ rất khó khăn để đạt được mục tiêu đầy tham vọng là giới hạn sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5oC so với mức tiền công nghiệp. Điều này đòi hỏi lượng khí thải phải giảm gần một nửa vào năm 2030. Hành động khẩn cấp đang được yêu cầu triển khai, nhất là khi lượng khí thải CO2 từ nhiên liệu hóa thạch đang trên đà tăng 1% vào năm 2022 và đạt mức cao nhất mọi thời đại.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp
Thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp

Thời gian qua, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trên địa bàn tỉnh chủ động đổi mới, tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số (CĐS) nhằm xây dựng, hình thành hệ sinh thái số GDNN, đáp ứng nhu cầu của người học trong nền kinh tế số, xã hội số.

Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững
Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững

Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đang thúc đẩy chương trình nghị sự năm 2023, nhằm xây dựng một tương lai kiên cường và bền vững, khi các quan chức đến từ 21 nền kinh tế thành viên nhóm họp tại Hội nghị quan chức cấp cao APEC lần thứ nhất và các cuộc họp liên quan.

Thúc đẩy hợp tác điều trị nhi khoa với các giáo sư Nhật Bản
Thúc đẩy hợp tác điều trị nhi khoa với các giáo sư Nhật Bản

Ngày 16/2, Giáo sư Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế đã tiếp đón đoàn Giáo sư Hiroyuki Shichino đến từ Nhật Bản. Đây là chuyến viếng thăm ở cương vị Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện NCGM của Giáo sư Hiroyuki Shichino trước khi ông nghỉ hưu.