Thứ Bảy, 03/03/2018 14:58

COVID-19: Các hãng hàng không bỏ ghế hành khách để nhường chỗ cho hàng hoá

Hàng hóa đang chứng minh một tia sáng hiếm hoi cho các hãng hàng không trong bối cảnh ảm đạm bởi đại dịch COVID-19.

Để thúc đẩy ngành hàng không khu vực phục hồi, ASEAN cần hài hòa các tiêu chuẩnCác biện pháp phong toả thúc đẩy thương mại điện tử

Ảnh minh hoạ: THX/TTXVN

Các máy bay chở khách hạ cánh vào thời điểm nhu cầu tăng cao đối với mọi thứ, từ vật tư y tế đến những chiếc điện thoại iPhone đã làm tăng giá cước vận tải hàng hoá. Trong khi phần lớn dân số thế giới chỉ ở nhà và mua sắm trực tuyến thay vì đến các trung tâm mua sắm, các nhà phân tích nhận thấy nhu cầu vận tải hàng hoá không giảm, đặc biệt là khi mùa lễ cao điểm cuối năm đang đến gần.

“Vận tải hàng hoá hàng không sẽ là một điểm sáng cho các hãng vận tải ít nhất là trong năm nay, bởi khi các biên giới đóng cửa không có nghĩa là mọi người không mua hàng", Um Kyung-a, một nhà phân tích hàng không tại Công ty Shinyoung Securities ở thủ đô Seoul của Hàn Quốc cho biết.

Tại Mỹ, hãng hàng không United Airlines Holdings gần đây đã khai thác chuyến bay chỉ chở hàng hoá thứ 5.000 (các tuyến hàng hoá hàng không bận rộn nhất là giữa khu vực châu Á và khu vực Bắc Mỹ). Doanh thu từ vận tải hàng hóa của hãng này cũng tăng hơn 36% trong quý II, lên mức 402 triệu USD.

Trong khi đó, Công ty Hàng không American Airlines Group vừa khởi động lại các dịch vụ chỉ chở hàng sau 35 năm gián đoạn. Trong tháng 9 này, công ty dự kiến ​​sẽ khai thác hơn 1.000 chuyến bay chỉ chở hàng đến 32 điểm đến ở các khu vực Mỹ Latinh, châu Âu, và châu Á.

Tại châu Á, Scoot, hãng hàng không chi phí thấp bay đường dài của Singapore Airlines hồi tháng trước đã loại bỏ ghế hành khách khỏi một trong những chiếc máy bay Airbus SE A320 của hãng để giải phóng thêm không gian. Trong khi đó, hãng hàng không Korean Air, và Asiana Airlines của Hàn Quốc thu về lợi nhuận hàng quý sau khi thực hiện các chuyến bay chở linh kiện công nghệ để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng về những tiện ích tại nhà.

Emirates, hãng vận tải hàng hóa lớn thứ 4 thế giới sau Federal Express, Qatar Airways và United Parcel Service cho hay, họ đã "phản ứng rất nhanh", mở rộng mạng lưới hàng hóa của mình lên khoảng 50 điểm đến vào đầu tháng 4, 75 điểm đến vào giữa tháng 5, và 100 điểm đến vào đầu tháng 7.

“Chúng tôi có thể kết nối hơn 115 điểm đến với sức chứa hàng hóa theo lịch trình. Chúng tôi đã làm việc suốt ngày đêm để sử dụng không chỉ đội tàu bay chở hàng, mà còn cả máy bay chở khách cho các chuyến bay chở hàng”, ông Nabil Sultan, Phó Chủ tịch Cấp cao bộ phận hàng hoá của Emirates nói thêm.

Trong một động thái liên quan, Giám đốc phụ trách hàng hóa tại Qatar Airways, ông Guillaume Halleux nhận định: "Các hãng hàng không nói chung đã trở thành huyết mạch cho thế giới, và các hãng hàng không có chiến lược mạnh mẽ và sự nhanh nhẹn có thể tự duy trì một cách dễ dàng nhất".

Thanh Ngân (Lược dịch từ Bloomberg)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gỡ điểm nghẽn để thúc đẩy xuất nhập khẩu
Gỡ 'điểm nghẽn' để thúc đẩy xuất nhập khẩu

Mặc dù thủ tục hành chính ở nhiều bộ ngành liên quan đến thương mại hàng hoá xuyên biên giới đã được cải thiện, tuy nhiên doanh nghiệp xuất nhập khẩu vẫn gặp không ít khó khăn khi tuân thủ quy trình.

Ngành Y tế tăng cường giám sát dịch bệnh, nhất là khu vực cửa khẩu
Ngành Y tế tăng cường giám sát dịch bệnh, nhất là khu vực cửa khẩu

Thực hiện Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 27/1/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc đôn đốc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, Bộ Y tế đã tổ chức các đoàn công tác do các đồng chí lãnh đạo Bộ là trưởng đoàn, đi kiểm tra công tác phòng, chống, giám sát dịch bệnh, nhất là tại các cửa khẩu để phát hiện sớm, xử lý kịp thời các trường hợp nghi ngờ, trường hợp mắc COVID-19; bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp lễ hội Xuân 2023 và khám chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe Nhân dân tại một số địa phương trọng điểm.