Chủ Nhật, 20/08/2017 15:53

COVID-19 có thể làm thế giới thiệt hại 1,1 nghìn tỉ USD nếu thành đại dịch

Theo Oxford Economics, một cơ quan dự báo và phân tích kinh tế toàn cầu hàng đầu, virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) có thể làm thiệt hại cho nền kinh tế toàn cầu 1,1 nghìn tỉ USD nếu nó trở thành đại dịch.

Nhật Bản, Singapore đối mặt nguy cơ suy thoái do ảnh hưởng của COVID-19IMF: COVID-19 có thể gây thiệt hại cho tăng trưởng toàn cầu trong năm 2020

Như một cơn lốc quét qua Trung Quốc, virus corona chủng mới khiến các trung tâm thương mại, nơi công cộng, thành phố...vắng vẻ khác thường. Trong ảnh là một trung tâm thương mại ở Bắc Kinh - Ảnh: AFP

Oxford Economics cảnh báo sự lây lan của virus sang các khu vực bên ngoài châu Á sẽ làm tăng trưởng toàn cầu giảm 1,3% trong năm nay, tương ứng với 1,1 nghìn tỉ USD thu nhập bị mất đi.

Theo mô hình dự báo kinh tế thế giới của tổ chức này, SARS-CoV-2 đã gây ra một hiệu ứng "ớn lạnh" đáng lo ngại do việc các nhà máy ở Trung Quốc đóng cửa, ảnh hưởng đến các nước láng giềng, khiến các công ty phải chật vật tìm nguồn linh kiện cũng như hoàn thiện thành phẩm.

Hãng Apple đầu tuần qua đã thông báo đến các nhà đầu tư về việc không đạt được mục tiêu doanh thu quý vì nguồn cung iPhone tạm thời bị hạn chế, cũng như việc giảm chi tiêu của người Trung Quốc trong cuộc khủng hoảng do dịch bệnh COVID-19. 

Nhà sản xuất xe hơi Jaguar Land Rover cũng cho biết sẽ hết phụ tùng xe hơi cho các nhà máy ở Anh vào cuối tuần tới nếu SARS-CoV-2 tiếp tục gây ảnh hưởng đến việc xuất - nhập khẩu linh kiện từ Trung Quốc.

Oxford Economics cho biết họ dự báo ​​tăng trưởng GDP của Trung Quốc sẽ giảm từ 6% năm ngoái xuống còn 5,4% trong năm 2020 do sự bùng phát của dịch COVID-19. Nếu dịch bệnh lan rộng hơn ở châu Á, GDP thế giới sẽ giảm 400 tỉ USD năm nay, tương đương 0,5%. 

Tuy nhiên, nếu virus ra khỏi phạm vi châu Á và trở thành đại dịch toàn cầu, một viễn cảnh xấu, GDP thế giới sẽ giảm 1,1 nghìn tỉ USD, tương đương 1,3% so với dự báo hiện nay. Mức giảm 1,1 nghìn tỉ USD tương đương thế giới mất toàn bộ sản lượng hàng năm của Indonesia, nền kinh tế lớn thứ 16 thế giới.

Các kịch bản cho thấy GDP thế giới bị ảnh hưởng do sự sụt giảm về tiêu dùng, du lịch lữ hành, một số hiệu ứng trên thị trường tài chính và làm cho đầu tư yếu hơn.

Công ty tư vấn khác là Capital Economics cũng cho biết tình hình ở Trung Quốc vẫn đang diễn biến, vẫn chưa rõ bao lâu nữa thì lệnh cách ly ở nhiều nơi ở Trung Quốc sẽ dẫn đến tình huống phải sa thải hàng loạt và cắt giảm lương trên diện rộng của các công ty.

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Những bức ảnh xúc động kể chuyện đại dịch
Những bức ảnh xúc động kể chuyện đại dịch

Đại dịch đã cơ bản được khống chế nhưng kí ức về nó vẫn luôn ám ảnh với mọi người. Với những người thiện nguyện lao vào tâm dịch để giúp đỡ đồng bào đó là những giây phút khó quên và nếu được chọn lại họ vẫn chọn đi theo tiếng gọi con tim, lao vào chỗ hiểm nguy để cứu người.

Ngành Y tế tăng cường giám sát dịch bệnh, nhất là khu vực cửa khẩu
Ngành Y tế tăng cường giám sát dịch bệnh, nhất là khu vực cửa khẩu

Thực hiện Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 27/1/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc đôn đốc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, Bộ Y tế đã tổ chức các đoàn công tác do các đồng chí lãnh đạo Bộ là trưởng đoàn, đi kiểm tra công tác phòng, chống, giám sát dịch bệnh, nhất là tại các cửa khẩu để phát hiện sớm, xử lý kịp thời các trường hợp nghi ngờ, trường hợp mắc COVID-19; bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp lễ hội Xuân 2023 và khám chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe Nhân dân tại một số địa phương trọng điểm.