Thứ Ba, 20/02/2018 20:04

COVID-19: Mối nguy từ nguồn cung y tế giả

Theo cảnh báo của LHQ, thuốc giả mang đến nhiều rủi ro cho sức khỏe cộng đồng vì các sản phẩm này có thể không trị bệnh đúng cách và hiệu quả, thậm chí có thể tạo điều kiện làm phát triển tình trạng kháng thuốc.

Liên Hiệp quốc dẫn đầu nỗ lực hỗ trợ vật tư y tế quan trọng cho 135 quốc giaASEAN đối mặt tình trạng thiếu nguồn cung trang thiết bị y tếĐảm bảo nhu cầu về vật tư y tế trong phòng, chống dịch bệnh do Covid-19

Khẩu trang là một trong những sản phẩm y tế bị làm giả nhiều nhất trong đại dịch COVID-19. Ảnh minh họa: Vietnamnet

Cho đến nay, thế giới đã có hơn 22,5 triệu người nhiễm COVID-19, với hơn 790 ngàn người tử vong. Trong bối cảnh khủng hoảng sức khoẻ và y tế vẫn đang diễn ra, nhu cầu về vật tư y tế và dược phẩm để chống lại đại dịch COVID-19 đã tăng vọt. Chính điều này đã dẫn đến việc bọn tội phạm lợi dụng tình hình để kiếm tiền nhanh chóng một cách bất hợp pháp.

Hồi tháng 3, Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế (Interpol) đã điều phối một hoạt động toàn cầu nhằm vào việc buôn bán thuốc men và thiết bị y tế bất hợp pháp trên mạng và thu giữ hơn 34.000 hàng hóa y tế giả. Dựa trên báo cáo của Interpol, các sản phẩm bị làm giả nhiều nhất là thuốc (thuốc chống virus, thuốc thảo dược và điều trị bệnh sốt rét), thiết bị y tế (khẩu trang, chất khử trùng, bộ dụng cụ xét nghiệm COVID-19, găng tay và máy thở), và chất sát khuẩn (nước rửa tay sát khuẩn, xà phòng và khăn lau không đạt tiêu chuẩn).

Theo cảnh báo của LHQ, thuốc giả mang đến nhiều rủi ro cho sức khỏe cộng đồng vì các sản phẩm này có thể không trị bệnh đúng cách và hiệu quả, thậm chí có thể tạo điều kiện làm phát triển tình trạng kháng thuốc.

Ở nhiều quốc gia trên thế giới, từ Malaysia cho đến Cộng hòa Mozambique, các nhà chức trách đã tịch thu hàng chục nghìn sản phẩm y tế giả, trong đó có nhiều sản phẩm được cho là có thể chữa được virus SARS-CoV-2.

Theo bản tóm tắt nghiên cứu của Văn phòng LHQ về Ma túy và Tội phạm (UNODC), các nhóm tội phạm có tổ chức xuyên biên giới đã lợi dụng những lỗ hổng trong quy định và giám sát của các quốc gia khác nhau để buôn bán các sản phẩm y tế không đạt tiêu chuẩn và giả mạo. Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng nhu cầu cao đối với các sản phẩm y tế trong thời đại dịch đã dẫn đến sự gia tăng tình trạng buôn bán hàng hóa không đạt tiêu chuẩn và bị lỗi.

Trước thực trạng đó, Interpol đã đề xuất một số hướng dẫn cho người dân khi mua các sản phẩm y tế, nhất là khi mua hàng trực tuyến, bao gồm tránh mua thuốc men từ các trang web hoặc thị trường không rõ ràng, chỉ mua thuốc do chuyên gia chăm sóc sức khỏe kê đơn và luôn cảnh giác với các hiệu thuốc đưa ra những lời chào hàng “quá tốt để trở thành sự thật”, cùng với những lưu ý cẩn trọng khác.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ The ASEAN Post)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Những điểm mới đáng chú ý trong Luật Khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi
Những điểm mới đáng chú ý trong Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi)

Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 2 gồm 12 Chương, 121 Điều (tăng 3 Chương và 30 Điều so với Luật năm 2009). Với những điểm mới của Luật sẽ góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Giám sát, gỡ khó cho tuyến y tế cơ sở
Giám sát, gỡ khó cho tuyến y tế cơ sở

Tại buổi làm việc với Trung tâm Y tế huyện Phú Vang (Trung tâm) chiều 20/2, ông Dương Thanh Bình, UVTW Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng ban Dân nguyện của Quốc hội đánh giá cao công tác phòng chống dịch COVID-19 của đơn vị này.