Thứ Tư, 24/01/2018 19:31

COVID-19 và hệ thống giáo dục toàn cầu

Hệ thống giáo dục có trách nhiệm nhào nặn, đào tạo và định hướng kiến thức, suy nghĩ cũng như đạo đức của các thế hệ con người. Tuy nhiên, ngày nay, hệ thống này đang bị xâm phạm và trì hoãn bởi thời gian phong tỏa và các biện pháp hạn chế kéo dài gây nên bởi đại dịch COVID-19.

Đảm bảo an ninh, an toàn trong dạy và học trực tuyến

Đảm bảo giáo dục trên mọi hình thức là nhiệm vụ của mọi quốc gia. Ảnh minh họa: Reuters/Vnexpress

Cụ thể, hệ thống giáo dục (ES) là nơi định hướng xã hội thông qua tương tác giữa sự học và con người. Song đại dịch đã phá hủy chức năng của ES và nó không chỉ tác động đến quá trình giáo dục mà còn ảnh hưởng nặng nề lên nhiều khía cạnh của đời sống học sinh, sinh viên, đặc biệt là thời gian – yếu tố quan trọng quyết định mức độ hiểu biết và thành công của người học...

Đại dịch COVID-19 là một cuộc khủng hoảng toàn cầu và mọi người đang phải vật lộn với nhiều vấn đề về y tế, tài chính. Học sinh, sinh viên đang chờ đợi các trường học mở cửa trở lại. Học sinh ở nhiều nước đang không thể đến trường và buộc phải giao lưu, tương tác với giáo viên, bạn bè qua các nền tảng giáo dục trực tuyến. Có thể nói, có rất nhiều thứ đã thay đổi.

Nhìn vào điểm tích cực, học sinh, sinh viên sẽ không phải tốn thời gian đến trường, thay vào đó là mở ra cơ hội phát triển trí tuệ theo hướng tự do sáng tạo, thúc đẩy quá trình tự học theo hướng tiếp cận nhiều hơn kỹ thuật số, trí tuệ và nhận thức...

Song về mặt hại, nhiều học sinh ở vùng sâu, vùng xa vẫn chưa tiếp cận, hoặc chưa tiếp cận nhiều với Internet sẽ chứng kiến tiến độ học tập bị gián đoạn. An toàn dữ liệu cũng là một vấn đề lớn tác động đến quá trình học tập. Ngoài ra, cũng cần phải nhắc đến sự lúng túng của đội ngũ giáo viên khi phải chuyển đổi hình thức giáo dục bất ngờ, từ đó dẫn đến nhiều thay đổi khác như thay đổi quá trình tuyển sinh và làm gia tăng tâm lý bất an cho học sinh, sinh viên.

Đối với các nước thu nhập thấp, những hạn chế được triển khai trong thời gian dịch COVID-19 sẽ làm tê liệt quyền tiếp cận giáo dục miễn phí và bắt buộc của trẻ. Không chỉ dừng lại ở đó, thiếu vắng sự tập trung, cạnh tranh bình đẳng, tâm lý của người học ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng. Nhìn chung, đại dịch COVID-19 đã và đang ảnh hưởng đến tất cả các cấp của hệ thống giáo dục, từ mầm non đến giáo dục đại học. Điều này được nhìn thấy rõ nhất khi có hơn 100 quốc gia chưa thể mở cửa trường học trở lại do diễn biến dịch bệnh đang còn phức tạp. UNESCO ước tính hậu quả của việc này là gần 900 triệu học sinh, sinh viên phải gián đoạn quá trình tiếp cận tri thức của mình.

Để giảm thiểu tối đa các rủi ro, giải quyết rào cản và mở rộng con đường tiến đến học thức của sinh viên toàn cầu, các chuyên gia đề ra những gợi ý như mở các khóa đào tạo cho giáo viên qua các hội thảo trên web, triển khai các chương trình E-Learning ở cả thành thị, lẫn nông thôn. Học linh hoạt và dạy nghề nên được thúc đẩy. Quản lý thời gian bắt buộc đối với các lớp học trực tuyến, tương tự như các điều luật áp dụng cho lớp học ngoại tuyến truyền thống.

HẠNH NHI

(Lược dịch từ Eurasia Reivew)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thực trạng giáo viên nghỉ việc năm học 2021-2022
Thực trạng giáo viên nghỉ việc năm học 2021-2022

Trong bối cảnh thiếu hụt lượng lớn giáo viên, thì cũng có hàng nghìn giáo viên nghỉ việc hoặc chuyển từ trường công lập sang các trường tư thục,... Đây là bài toán “đau đầu” với nhiều địa phương.

7 năm tù cho kẻ chém người dã man do mâu thuẫn
7 năm tù cho kẻ chém người dã man do mâu thuẫn

Chiều 21/2, TAND tỉnh mở phiên toà sơ thẩm xét xử vụ án “Giết người” đối với bị cáo Nguyễn Đình Anh (SN 1972), trú tại thôn Phước Yên, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền.

Giáo dục con cái từ tấm gương bố mẹ
Giáo dục con cái từ tấm gương bố mẹ

Qua thực tế giáo dục con trẻ mới thấm lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh rằng: “Một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”. Dạy con bằng chính tấm gương của bố mẹ là một trong những phương pháp tối ưu và hiệu quả nhất.

Thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp
Thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp

Thời gian qua, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trên địa bàn tỉnh chủ động đổi mới, tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số (CĐS) nhằm xây dựng, hình thành hệ sinh thái số GDNN, đáp ứng nhu cầu của người học trong nền kinh tế số, xã hội số.