Thứ Hai, 29/10/2018 09:28

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tiếp tục giữ mức lãi suất cơ bản gần bằng 0

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) quyết định giữ mức lãi suất cơ bản gần bằng 0 và có kế hoạch tiếp tục hỗ trợ sự phục hồi kinh tế, đồng thời ghi nhận những tiến bộ gần đây trong tăng trưởng và việc làm.

FED giảm lãi suất: Chứng khoán tăng, đồng USD mạnh lên

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED)

Quyết định được đưa ra sau khi kết thúc phiên họp về chính sách trong hai ngày 27 và 28 tháng 4 của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC). Tuyên bố của FED đưa ra sau cuộc họp nêu rõ, nhờ sự tiến triển về chiến dịch tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 và sự hỗ trợ chính sách mạnh mẽ, các chỉ số về hoạt động kinh tế và việc làm đã được củng cố. Các ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch Covid-19 đã cho thấy sự cải thiện dù vẫn còn yếu. Lạm phát đã tăng lên, nhưng phần lớn phản ánh những yếu tố nhất thời. Do vậy, các quan chức của FED đã nhất trí duy trì các chính sách của Ngân hàng Trung ương, nhằm giảm chi phí đi vay cho đến khi nền kinh tế phục hồi hơn nữa do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Các quan chức FED cũng cho biết họ sẽ giữ lãi suất ổn định cho đến khi thị trường lao động phục hồi hoàn toàn và lạm phát đạt được mục tiêu của Ngân hàng Trung ương, với mức trung bình là 2%. Tuy vậy, theo Chủ tịch FED Jerome Powell, những điều kiện đó khó có thể thành hiện thực trong năm nay và hầu hết các quan chức FED cho biết họ dự kiến trì hoãn tăng lãi suất sớm nhất cho đến năm 2024.

Phát biểu với báo giới sau hội nghị, ông Jerome Powell khẳng định FED cam kết mạnh mẽ đối với việc đạt được các mục tiêu chính sách tiền tệ mà Quốc hội Mỹ đã giao phó, đó là việc làm tối đa và giá cả ổn định.

Ông Jerome Powell cho biết: “Hôm nay, các đồng nghiệp tại Ủy ban Thị trường Mở Liên bang và tôi đã quyết định giữ lãi suất gần bằng 0 và duy trì mức mua tài sản khá lớn. Các biện pháp này, cùng với hướng dẫn chặt chẽ của chúng tôi về lãi suất và bảng cân đối kế toán, đảm bảo rằng chính sách tiền tệ sẽ tiếp tục hỗ trợ mạnh mẽ nền kinh tế cho đến khi phục hồi hoàn toàn.”

FED đã duy trì mức lãi suất qua đêm với biên độ từ 0 - 0,25% kể từ tháng 3 năm ngoái, khi đại dịch Covid-19 và các biện pháp hạn chế lây nhiễm liên quan giáng một đòn mạnh vào nền kinh tế Mỹ. Kể từ tháng 6 năm ngoái, Ngân hàng Trung ương đã mua ít nhất 80 tỷ USD trái phiếu kho bạc và 40 tỷ USD chứng khoán có thế chấp, nhằm giảm chi phí vay dài hạn cho người tiêu dùng và doanh nghiệp.

Theo VOV

 

 

 

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhu cầu nội địa và du lịch là động lực phục hồi kinh tế các nước CLMV
Nhu cầu nội địa và du lịch là động lực phục hồi kinh tế các nước CLMV

Các nước CLMV gồm Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam sẽ đạt được đà tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ hơn trong năm 2023; song vẫn ở dưới mức tiềm năng tăng trưởng trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát, theo một báo cáo vừa được Trung tâm tình báo kinh tế tại Ngân hàng thương mại Siam (SCB EIC) của Thái Lan công bố.

Lạm phát và 3 kịch bản điều hành giá
Lạm phát và 3 kịch bản điều hành giá

Năm 2023, kinh tế thế giới dự báo tăng trưởng chậm lại, lạm phát cao tiếp tục kéo dài và khả năng suy thoái ngày càng rõ nét hơn. Vậy áp lực lạm phát nền kinh tế Việt Nam sẽ ra sao?

Trung Quốc mở cửa mang lại hy vọng trong bối cảnh triển vọng kinh tế toàn cầu đầy thách thức
Trung Quốc mở cửa mang lại hy vọng trong bối cảnh triển vọng kinh tế toàn cầu đầy thách thức

Ngày 11/1, Diễn đàn Tài chính châu Á (AFF) 2023 đã khai mạc tại Hong Kong (Trung Quốc), diễn ra theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến. Trong ngày đầu tiên tham dự diễn đàn, các chuyên gia kinh tế và ngân hàng cấp cao cho biết triển vọng kinh tế toàn cầu vẫn còn nhiều thách thức trong nửa đầu năm nay -vốn dễ bị “sốc” hơn, nhưng việc Trung Quốc mở cửa trở lại có thể mang đến những tín hiệu khả quan từ quý II tới.