Thứ Ba, 26/06/2018 10:47

Đã đến lúc triển khai hành động khí hậu

Liên Hiệp Quốc xác nhận Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 26 về Biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc (COP26) sẽ diễn ra vào tháng 11/2021 tại Anh. Theo nhận định của giới chuyên gia, đây sẽ là thời điểm quan trọng để thế giới xích lại gần nhau hơn và thống nhất về những bước đi đầy tham vọng nhằm ngăn chặn sự nóng lên của hành tinh.

Mỹ: Dự luật chi tiêu liên bang mới bao hàm nguồn lực ứng phó biến đổi khí hậuTròn 5 năm Thỏa thuận khí hậu Paris: “Chúng ta vẫn còn cơ hội”Xây dựng phương án phòng chống thiên tai sát với thực tế

Hành động khí hậu là nhiệm vụ khẩn cấp không thể chần chừ. Ảnh minh họa: Internet/Việt Nam hội nhập

Cần khẩn trương giải quyết

Đây là vấn đề quan trọng không chỉ trong bối cảnh loài người đang đối mặt và điều hướng dịch bệnh, mà còn kéo dài trong nhiều năm và nhiều thập kỷ tới.

Trong khi thế giới đang đối phó với đại dịch COVID-19, mối nguy hiểm của sự nóng lên toàn cầu vẫn tiếp tục trở nên rõ ràng hơn. Chỉ trong năm nay, chúng ta đã chứng kiến những đợt nắng nóng chưa từng có ở Siberia, lũ quét khắp Đông Phi và nhiều khu vực lớn ở miền Đông nước Mỹ bị tàn phá bởi cháy rừng. Ngoài ra, trước những thách thức về thời tiết xảy ra ở Đông Nam Á trong thời gian qua, tương lai lũ lụt và hạn hán ở khu vực được dự đoán sẽ còn xảy ra liên tục hơn, khiến an ninh toàn cầu gặp thách thức và đặt nền kinh tế toàn cầu vào rủi ro ngày càng tăng.

Khi các quốc gia tiếp tục quản lý những tác động, chính phủ các nước cùng lúc cũng phải đối mặt với một sự lựa chọn quan trọng trên con đường phục hồi toàn cầu, rằng liệu nên việc đầu tư vào nền kinh tế xanh hơn, hay hạn chế lượng khí thải ô nhiễm trong nhiều thập kỷ tới. Được biết, một sự phục hồi dựa trên khoa học, sạch, bền vững và có khả năng phục hồi ở Đông Nam Á được hứa hẹn sẽ tạo ra tăng trưởng kinh tế, tạo ra việc làm trong các ngành công nghiệp trong tương lai, cũng như thúc đẩy đầu tư quốc tế và đảm bảo an ninh việc làm, giảm lượng khí thải, cho phép các nước đạt được mục tiêu chung của Thỏa thuận Paris.

Theo Tổ chức Climate Action Tracker, hiện có 126 quốc gia cùng chịu trách nhiệm hơn 1/2 lượng khí thải toàn cầu đã và đang có những tuyên bố mới về trung lập Carbon, giảm khí thải nhà kính... Không dừng lại ở đó, các tổ chức phi chính phủ cũng đang triển khai nhiều đóng góp. Đơn cử, bằng cách đề ra chiến dịch Race to Zero (Cuộc đua về 0), kế hoạch này đã huy động các thành phố, khu vực, doanh nghiệp và cả nhà đầu tư cam kết hướng tới xây dựng một nền kinh tế toàn diện, với mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Đây được xem là một hướng đi, một biện pháp tuyệt vời để doanh nghiệp và nhiều tổ chức khác chung tay giải quyết biến đổi khí hậu và bất chấp tác động gây nên bởi đại dịch COVID-19, nhiều nước sẽ trở thành những nhà tiên phong với thành tích tích cực.

Các nhà lãnh đạo thế giới đầy tham vọng vốn đã và đang có một sự khởi đầu tích cực, song hiện vẫn còn nhiều thứ phải làm. Đối phó và thích ứng với biến đổi khí hậu đều là những nhiệm vụ khẩn cấp, không thể chờ đợi. Nếu không có sự can thiệp nhanh chóng từ bây giờ, biến đổi khí hậu hoàn toàn có thể gây hại cho cuộc sống và sinh kế của hàng tỷ người, khiến vô số cộng đồng rơi vào rủi ro, cũng như đe dọa sự tồn tại của các thành phố ven biển và các quốc đảo nhỏ, thiệt hại kéo dài cho nhiều thế hệ sau.

Đoàn kết cùng triển khai hành động

Một điều may mắn là hầu hết các cộng đồng đều đã biết mình cần phải làm gì để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn, bền vững hơn. Trong đó cần phải nhận định rõ, giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu đòi hỏi cách tiếp cận toàn diện, loại bỏ sự hẹp hòi “tôi, lợi ích của tôi, của đất nước chúng tôi trước tiên” để ủng hộ cho một “chúng ta” lớn hơn, đoàn kết hơn để hướng đến mục tiêu chung là sự sống còn.

Cụ thể hơn, các nhà khoa học lập luận, chúng ta nên hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5oC để tránh các hiện tượng thời tiết cực đoan, đồng thời bảo vệ các hệ thống tự nhiên như rạn san hô và rừng nhiệt đới...

Nhờ thỏa thuận khí hậu Paris 2015, thế giới đã có lộ trình để đạt được một tương lai Carbon thấp. Hầu hết mọi nước đều có một kế hoạch quốc gia, với các nước giàu sẽ cần phải hỗ trợ cho những nước nghèo hơn, song song với việc chính phủ điều chỉnh nỗ lực về khí hậu theo thời gian. Mục tiêu tham vọng cuối cùng là đến năm 2050 sẽ xuất hiện một thế giới không phát thải và các nước có thể tự hào hô to “chúng ta đã làm được”.

Đại dịch COVID-19 đã và đang nhấn mạnh một thực tế là không quốc gia nào có thể tránh khỏi các mối đe dọa lớn trên toàn cầu. Sự đoàn kết giữa các quốc gia và dân tộc lúc này là điều cần thiết giải quyết tất cả mọi thách thức, bao gồm cả nguy cơ nghiêm trọng hơn về biến đổi khí hậu.

Bên cạnh hành động của các cơ quan chức năng và đơn vị có thẩm quyền, là công dân, chúng ta nên thúc giục chính phủ thực hiện các hành động đúng đắn bằng cách giải quyết vấn đề nóng lên toàn cầu ở cả tốc độ và quy mô. Một khi đại dịch COVID-19 đi qua, chúng ta phải cùng đồng nghiệp, người thân và gia đình thực hiện hóa một tương lai lành mạnh và an toàn khí hậu. Theo cách đó, năm 2020 có thể là dấu mốc đáng ghi nhớ với những lý do chính đáng.

HẠNH NHI

(Lược dịch từ  Khmer Times, The ASEAN Post & CNA)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kênh Venice khô cạn, Italy tiếp tục đối mặt với nguy cơ hạn hán mới
Kênh Venice khô cạn, Italy tiếp tục đối mặt với nguy cơ hạn hán mới

Theo các nhà khoa học và các nhóm bảo vệ môi trường, thời tiết khô hạn ít tuyết trong nhiều tuần của mùa đông vừa qua đã làm dấy lên lo ngại rằng Italia có thể phải đối mặt với một đợt hạn hán khác sau tình trạng khẩn cấp vì hạn hán vào mùa hè năm ngoái. Được biết trong mùa đông mới đây, dãy núi Alps chỉ nhận được lượng tuyết rơi chưa bằng một nửa so với bình thường.