Thứ Năm, 05/09/2019 19:48

Đại dịch Covid-19 khiến tình trạng bạo lực giới ở EU nghiêm trọng hơn

Có tới 3/4 số nữ giới sống tại Liên minh châu Âu (EU) cho rằng đại dịch Covid-19 đang khiến tình trạng bạo lực thể chất và tâm lý nhằm vào họ trở nên tồi tệ hơn. Đây là kết quả cuộc thăm dò dư luận được hãng khảo sát Eurobarometer công bố trong ngày 4/3.

UNICEF: Các hạn chế do đại dịch khiến trẻ em dễ bị bóc lột và lạm dụngĐại dịch COVID-19 có thể dẫn đến hàng triệu ca mang thai ngoài ý muốn

 

Ảnh minh họa. Nguồn: Getty Images

Cuộc thăm dò nói trên được Eurobarometer tiến hành theo sự ủy quyền của Nghị viện châu Âu (EP) trước thềm Ngày quốc tế Phụ nữ 8/3, được thực hiện đối với gần 27.000 người là nữ giới từ 15 tuổi trở lên, sống tại 27 quốc gia thuộc EU.

Kết quả thăm dò cho thấy, có tới 77% số nữ giới tại EU cho rằng đại dịch Covid-19 đang khiến bạo lực giới gia tăng tại đất nước của họ, trong đó riêng tại Hy Lạp và Bồ Đào Nha, tỷ lệ này là 90%.

Khi được hỏi về cách ứng phó tình trạng này, 58% số người được hỏi cho biết chính quyền địa phương cần tạo điều kiện cho nữ giới nhiều hơn khi họ muốn tố cáo vấn đề bạo lực thể chất và tâm lý.

Khoảng 1/3 số nữ giới ở EU cho rằng đại dịch Covid-19 có tác động tiêu cực tới thu nhập cá nhân của họ.

Ông Robert Biedron, Chủ tịch Ủy ban quyền của phụ nữ và bình đẳng giới thuộc EP, đánh giá rằng: "Kết quả của cuộc khảo sát do Eurobarometer thực hiện đã xác nhận đại dịch Covid-19 gây ra những tác động theo nhiều cách khác nhau đối với phụ nữ và trẻ em gái".

Theo TTXVN

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhân rộng mô hình phụ nữ khởi nghiệp
Nhân rộng mô hình phụ nữ khởi nghiệp

Gắn với thực hiện Đề án 939 “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025” do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, các cấp hội phụ nữ ở TP. Huế đã và đang nhân rộng mô hình phụ nữ khởi nghiệp.

Không để ai bị bỏ lại phía sau
Không để ai bị bỏ lại phía sau

Bằng những việc làm mang lại hiệu quả thiết thực, các cấp hội phụ nữ Thừa Thiên Huế hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”.