Chủ Nhật, 10/09/2017 15:51

Đẩy mạnh thu hút đầu tư ASEAN thông qua thuận lợi hóa thương mại

Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN hẹp lần thứ 26 tại Đà Nẵng đã có các sáng kiến đẩy mạnh thu hút đầu tư ASEAN thông qua thuận lợi hóa thương mại, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp siêu nhỏ.

ASEAN nỗ lực thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước trong khốiASEAN thúc đẩy ngành dịch vụ và đầu tư

Trưởng đoàn các nước chụp ảnh chung tại hội nghị. Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN

Trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN hẹp (AEM Retreat) lần thứ 26, sáng 10/3, tại thành phố Đà Nẵng đã diễn ra Hội nghị tham vấn của Bộ trưởng Kinh tế ASEAN hẹp với Hội đồng tư vấn Kinh doanh ASEAN, do Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Trần Tuấn Anh chủ trì.

Tại hội nghị, Hội đồng tư vấn Kinh doanh ASEAN (ABAC) đã có các sáng kiến đẩy mạnh thu hút đầu tư ASEAN thông qua thuận lợi hóa thương mại, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp siêu nhỏ MSME tập trung vào các ngành cốt lõi (như thương mại điện tử, du lịch vận tải và logistics) và có chính sách cải cách xuyên suốt.

Ngoài ra, ABAC đã thể hiện vai trò thúc đẩy kinh tế thế giới và góp phần xây dựng cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) thành một môi trường năng động và nhiều cơ hội thông qua các dự án lớn như dự án tăng cường và phát triển con người ASEAN và dự án kết nối nền tảng thương mại số (AHEAD); Dự án kết nối thương mại số; Dự án kết nối tăng trưởng thông minh trong ASEAN; Nâng cấp mạng lưới tư vấn cho các doanh nghiệp ASEAN (AMEN).

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN

Theo Ban tổ chức, chủ đề năm Chủ tịch ASEAN 2020 là “Gắn kết và chủ động thích ứng” (Cohesive and Responsive); trong đó khái niệm “gắn kết” phản ánh nhu cầu củng cố khối đoàn kết thống nhất của ASEAN, gia tăng liên kết và kết nối, đề cao ý thức cộng đồng và bản sắc ASEAN, đẩy mạnh quan hệ đối tác với cộng đồng toàn cầu và nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy ASEAN.

Trong khi đó, khái niệm “chủ động thích ứng” lại nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thúc đẩy sự chủ động, sáng tạo và khả năng thích ứng trước những thời cơ và thách thức gây ra do những chuyển biến nhanh chóng trong cục diện khu vực và thế giới.

Đồng thời chủ đề được lựa chọn cũng phù hợp với một số trọng tâm của kế hoạch tổng thể xây dựng cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) 2025 là chuyển đổi kỹ thuật số và phát triển bền vững.

Dự kiến vào cuối chiều 10/3, kết quả của Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN hẹp (AEM Retreat) lần thứ 26 sẽ được công bố.

Trước đó, ngày 8/3, Bộ Công Thương Việt Nam đã chủ trì phiên họp trù bị của các quan chức Kinh tế Cao cấp (SEOM) ASEAN, các đại biểu đã thảo luận về 13 ưu tiên do Việt Nam đề xuất, dựa trên 3 định hướng chính.

Đó là thúc đẩy liên kết và kết nối kinh tế khu vực nội khối ASEAN; đẩy mạnh quan hệ đối tác vì hòa bình và phát triển bền vững và nâng cao năng lực thích ứng và hiệu quả hoạt động của ASEAN.

Theo Vietnam+

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Philippines phê chuẩn hiệp định RCEP
Philippines phê chuẩn hiệp định RCEP

Tối 21/2, Philippines vừa chính thức phê chuẩn Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), với hy vọng hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới này có thể giúp Philippines thu hút việc làm tốt hơn, cùng với đó là cung cấp hàng hóa rẻ hơn trong bối cảnh lạm phát cao kỷ lục.

Nâng cao năng lực trong công tác tham mưu
Nâng cao năng lực trong công tác tham mưu

Chiều 6/1, Sở Kế hoạch và Đầu tư tổ chức tổng kết năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023. Hội nghị có sự tham dự của ông Nguyễn Văn Phương - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh và ông Nguyễn Quang Tuấn - UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; ông Phan Quý Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Việt Nam - Tấm gương phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch COVID-19
Việt Nam - Tấm gương phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch COVID-19

Theo các chuyên gia quốc tế, các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam có thể tự chúc mừng chính mình về thành tích kinh tế xuất sắc mà quốc gia đã đạt được trong năm 2022. Nhiều khả năng, Việt Nam sẽ kết thúc năm với tư cách là nền kinh tế hoạt động tốt nhất ở châu Á, phần lớn là nhờ khả năng thu hút đầu tư nước ngoài.

11 tháng, giải ngân vốn FDI cao nhất trong 5 năm
11 tháng, giải ngân vốn FDI cao nhất trong 5 năm

Theo số liệu kinh tế 11 tháng của Tổng cục Thống kê vừa công bố, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam tính đến ngày 20/11/2022 đạt 25,14 tỷ USD, giảm 5% so với cùng kỳ năm trước.