Thứ Bảy, 06/01/2018 14:41

Dịch Covid-19 bùng phát trở lại, nhiều nước tái áp đặt lệnh phong tỏa

Thế giới trong 24 h qua tiếp tục chứng kiến số ca lây nhiễm Covid-19 tăng cao, đặc biệt tại Mỹ, Ấn Độ, một số quốc gia Nam Mỹ như Mexico, Peru, Braxin. Nhiều khu vực đã phải tái áp dụng lệnh phong tỏa để ngăn làn sóng lây nhiễm thứ hai được dự báo còn khốc liệt hơn làn sóng lây nhiễm thứ nhất.

Nhiều nước châu Âu tái phong toả địa phương khi dịch bùng phát trở lại“Tiếp tục đi cùng nhau để nổi lên mạnh mẽ hơn”Đại dịch tác động đến nhiều di sản thế giới ở ASEANAustralia: Phong tỏa 9 tòa nhà ở tiểu bang Victoria khi số ca nhiễm tăng caoTổng thống Mỹ gia hạn bảo vệ tiền lương để trợ giúp doanh nghiệp

Dịch Covid-19 bùng phát trở lại, nhiều nước tái áp đặt lệnh phong tỏa. Ảnh minh họa: Reuters

Số ca mắc tăng cao ở 39 bang của Mỹ đã phủ bóng đen lên các hoạt động ăn mừng ngày Quốc khánh Mỹ vào 2 ngày cuối tuần qua, bởi các buổi tiệc trong ngày kỳ nghỉ lễ sẽ làm bùng phát các ổ dịch. Nhiều bang đã áp dụng các lệnh hạn chế tụ tập vào dịp này để tránh nguy cơ bùng phát các ổ dịch.

Thống đốc bang Arkansas Asa Hutchinson cho biết: “Chúng tôi cho phép các thành phố trên địa bàn thực hiện lệnh đeo khẩu trang bắt buộc. Về việc tụ tập đông người, nhiều hoạt động mừng ngày Quốc khánh ở Arkansas đã bị hủy , nhằm giảm thiểu nguy cơ phơi nhiễm, nếu nhìn rộng ra quy mô toàn liên bang thì, chúng tôi đã tổ chức các hoạt động kỷ niệm trên địa bàn trong môi trường được kiểm soát tốt”.

15 bang ở Mỹ trong những ngày qua ghi nhận số ca mắc tăng cao kỷ lục, đặc biệt tại các bang Arizona, California và Texas. Có 10 bang có tỷ lệ lây nhiễm trung bình ở 2 con số, điển hình là Arizona (26%), Florida (18%), Nam Carolina (17%). Nhiều bang buộc phải dừng kế hoạch tái mở cửa để ưu tiên cho kiểm soát dịch.

Biểu đồ về lây nhiễm vẫn tiếp tục đi lên, bất chấp một thời gian phong tỏa khá dài và nghiêm ngặt là thực trạng ở Ấn Độ. Quốc gia Nam Á đã vượt Nga, trở thành nước có số ca mắc cao thứ ba thế giới. Hôm qua, Ấn Độ có thêm 24 nghìn ca mắc mới, nâng tổng  số ca mắc lên 697.836. Một số thành phố chuẩn bị thực hiện lệnh phong tỏa trong 10 ngày. Theo báo Ấn Độ Ngày nay (India Today), các thành phố xung quanh Mumbai sẽ buộc phải thực hiện phong tỏa thêm 1 tuần nữa, chỉ miễn trừ đối với người lao động và các dịch vụ thiết yếu.

Tại Iran, do số ca mắc không giảm, chính phủ nước này ra lệnh bắt buộc đeo khẩu trang kể từ ngày hôm qua. Những người dân nào không đeo khẩu trang sẽ bị từ chối các dịch vụ công và những công sở nào không tuân thủ các quy tắc y tế sẽ phải đóng cửa 1 tuần.

Tại nhiều nơi, số ca mắc mới mỗi ngày còn cao hơn đỉnh dịch lần thứ nhất. Thực trạng này đang diễn ra ở Israel. Cả Israel và chính quyền Palestine ở Bờ Tây đã kiểm soát khá tốt dịch bệnh trong làn sóng lây nhiễm đầu tiên, nhưng khi nới lỏng phong tỏa hồi đầu tháng 5, một loạt ổ dịch mới được phát hiện. Mỗi ngày Ixraen ghi nhận khoảng 1.000 ca mắc mới, cao hơn đỉnh dịch lần 1. Ủy ban chống dịch Covid-19 của Quốc hội tối qua buộc phải bỏ phiếu áp đặt các lệnh cách ly mới, hạn chế tụ tập ở quán bar, thánh đường Do Thái giáo và các tòa nhà công xuống tối đa 50 người. Người dân được yêu cầu đeo khẩu trang và tuân thủ giãn cách xã hội một cách nghiêm ngặt. Theo nhật báo Israel Haaretz, hơn 30 nghìn người được lệnh phải cách ly tại nhà sau một chương trình sử dụng công nghệ truy vét qua điện thoại.

70.000 cư dân ở vùng Galicia, tây bắc Tây Ban Nha ngày 5/7 cũng được lệnh phải ở nhà cách ly. Trước đó 1 ngày, vùng Catalonia cũng ban hành lệnh phong tỏa ở địa phương để kiểm soát các ổ dịch mới. Theo đó, các quan bar, nhà hang phải giảm công suất hoạt động xuống 50% và người dân phải đeo khẩu trang ngay cả khi đến các bãi biển hoặc bể bơi ngoài trời. Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez kêu gọi người dân không nên hạ thấp cảnh giác nhưng trấn an rằng, các ổ dịch được phát hiện sớm chứng tỏ hệ thống y tế đã có sự chuẩn bị tốt hơn làn sóng dịch hồi tháng 3.

Trước làn sóng dịch quay trở lại ở nhiều quốc gia, Ông  Michael Ryan,  người đứng đầu Chương trình khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lưu ý, các nước không nên lơ là, chủ quan, bởi dù một bộ phận dân chúng có kháng thể trong người nhưng chưa đủ để cộng đồng miễn dịch.

“Virus vẫn có thể lây lan một cách hiệu quả kể cả ở điều kiện 20% dân số đã có kháng thể. Tôi nghĩ hiện nay, một tỷ lệ người dân trên thế giới có huyết thanh kháng virus nhưng điều đó không có nghĩa là đã cho  chúng ta hàng rào để ngăn làn sóng lây nhiễm thứ hai, hoặc đỉnh dịch lần thứ hai. Chúng ta cần tăng gấp đôi nỗ lực phòng chống, để giảm mức độ lây nhiễm”, ông Ryan nói.

Theo VOV

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria
Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

Mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng là quá lớn, gây áp lực đáng kể lên lực lượng cứu hộ ở hai nước Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, đồng thời làm cạn kiệt các nguồn lực quan trọng cần thiết để đẩy nhanh quá trình phục hồi.

6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023
6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023

Đại dịch COVID-19 đang diễn ra, những cú sốc địa chính trị và lạm phát kéo dài dự kiến sẽ tiếp tục là những rủi ro chính trong năm 2023. Tuy nhiên, châu Á có thể sẽ là một điểm sáng trong bối cảnh những cơn gió ngược ngày càng gia tăng, khi khả năng phục hồi của khu vực một lần nữa được thể hiện.

Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine
Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine

Tính từ năm 2015, Nông dân chăn nuôi vịt người Pháp Herve Dupouy đã 4 lần phải tiêu hủy đàn vịt của mình để ngăn chặn sự lây lan của dịch cúm gia cầm. Dù vậy, khi đợt dịch một lần nữa bùng phát trong trang trại của ông, người nông dân Pháp Herve Dupouy khẳng định, đã đến lúc phải chấp nhận giải pháp tiêm chủng cho gia cầm.