Thứ Tư, 15/08/2018 15:21

Dịch COVID-19 sáng 15/2: Thế giới ghi nhận trên 109 triệu ca mắc

Hiện số người phục hồi là 81,46 triệu người, trong khi vẫn còn 25,35 triệu người vẫn mang virus trong người. Số bệnh nhân COVID-19 cần điều trị tích cực chiếm 0,4% trong số đó.

WHO cảnh báo khả năng vaccine có thể “đầu hàng” trước biến thể của SARS-CoV-2Mỹ: CDC có thể khuyến nghị đeo 2 khẩu trang để chống lại virus

Nhân viên y tế tiêm vắcxin phòng COVID-19 cho người dân tại Brasilia, Brazil, ngày 10/2/2021. (Ảnh: THX/TTXVN)

Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 8h30 sáng 15/2, toàn thế giới ghi nhận tổng cộng 109,38 triệu ca nhiễm virus SARS-CoV-2, trong đó có 2,41 triệu người đã tử vong do bệnh COVID-19 mà virus này gây ra.

Hiện số người phục hồi là 81,46 triệu người, trong khi vẫn còn 25,35 triệu người vẫn mang virus trong người. Số bệnh nhân COVID-19 cần điều trị tích cực chiếm 0,4% trong số đó.

Trong 24 giờ qua, toàn thế giới ghi nhận thêm 290.079 ca nhiễm, trong đó riêng tại Mỹ là 64.297 ca - cao nhất thế giới.

Mỹ - quốc gia chịu ảnh hưởng nhất của dịch bệnh COVID-19 trên thế giới, đến nay có tổng cộng 28,26 triệu ca dương tính với SARS-CoV-2, bao gồm hơn 497.000 ca tử vong.

Tiếp sau Mỹ, trong 24 giờ qua, Brazil có 24.759 ca nhiễm mới và 713 ca tử vong. Quốc gia Nam Mỹ này hiện là nước số ca nhiễm đứng thứ 3 thế giới, sau Mỹ và Ấn Độ, song có số ca tử vong cao thứ 2 thế giới với 1.913.598 ca nhiễm và 56.266 ca tử vong.

Đến nay, hơn 5 triệu người tại Brazil đã được tiêm chủng mũi vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên, trong đó có hơn 190.000 người đã tiêm mũi thứ 2.

Tại châu Á, Iran ngày 14/2 cảnh báo nguy cơ làn sóng thứ 4 của dịch bệnh COVID-19 tại nước này sau khi phát nhiện một số ca nhiễm biến thể của SARS-CoV-2 tại nhiều địa phương.

Trong 24 giờ qua, Iran ghi nhận 7.390 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca dương tính lên tới 1,51 triệu ca. Trong khi đó, Israel thông báo ghi nhận 88 ca nhiễm mới biến thể của SARS-CoV-2 được phát hiện tại Nam Phi và nhiều nước khác.

Tổng số ca nhiễm tại quốc gia Trung Đông này đã lên tới 724.380 ca sau khi có thêm 2.534 ca trong 24 giờ qua.

Ấn Độ - quốc gia châu Á chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch COVID-19, đến nay có tổng cộng 10,91 triệu ca với 11.434 ca nhiễm mới ghi nhận trong 24 giờ qua.

Tại châu Đại Dương, có tổng cộng 8 ca nhiễm mới được ghi nhận trong ngày qua, trong đó Australia có 6 ca và New Zealand 2 ca.

Tại châu Phi, toàn châu lục trong 24 giờ qua ghi nhận 10.045 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca dương tính với SARS-CoV-2 tại châu lục này lên 3,77 triệu ca. Trong đó, Nam Phi có 1.744 ca nhiễm mới, đứng đầu châu lục.

Nam Phi cũng là nước chịu ảnh hưởng nhất của dịch COVID-19 tại châu lục này, với 1,49 triệu ca nhiễm và 47.899 ca tử vong./.

Theo Vietnam+

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria
Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

Mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng là quá lớn, gây áp lực đáng kể lên lực lượng cứu hộ ở hai nước Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, đồng thời làm cạn kiệt các nguồn lực quan trọng cần thiết để đẩy nhanh quá trình phục hồi.

6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023
6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023

Đại dịch COVID-19 đang diễn ra, những cú sốc địa chính trị và lạm phát kéo dài dự kiến sẽ tiếp tục là những rủi ro chính trong năm 2023. Tuy nhiên, châu Á có thể sẽ là một điểm sáng trong bối cảnh những cơn gió ngược ngày càng gia tăng, khi khả năng phục hồi của khu vực một lần nữa được thể hiện.

Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine
Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine

Tính từ năm 2015, Nông dân chăn nuôi vịt người Pháp Herve Dupouy đã 4 lần phải tiêu hủy đàn vịt của mình để ngăn chặn sự lây lan của dịch cúm gia cầm. Dù vậy, khi đợt dịch một lần nữa bùng phát trong trang trại của ông, người nông dân Pháp Herve Dupouy khẳng định, đã đến lúc phải chấp nhận giải pháp tiêm chủng cho gia cầm.