Thứ Ba, 26/06/2018 09:09

Dịch COVID-19: Số ca nhiễm SARS-CoV-2 trên toàn cầu vượt mốc 80 triệu

Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 1 giờ 30 sáng 26/12 (theo giờ Hà Nội), toàn thế giới ghi nhận 80.043.150 ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó có 1.754.369 trường hợp tử vong, 56.349.374 bệnh nhân đã bình phục và 105.945 đang phải điều trị tích cực.

Nhiều nước phát hiện biến thể mới của virus SARS-CoV-2Khẩu trang giúp ngăn chặn 99,9% giọt bắn lớn mang virus SARS-CoV-2Biến thể virus SARS-CoV-2 bắt nguồn từ Nam Phi lây nhiễm cao hơn biến thể ở AnhPhilippines, Hàn Quốc tạm ngừng các chuyến bay từ Vương quốc AnhAnh đối mặt với nguy cơ bị cô lập khi các nước đóng cửa biên giới để chống dịch

Một bệnh viện dã chiến được xây dựng nhằm ứng phó với số bệnh nhân mắc COVID-19 tăng cao tại Tehran, Iran. (Ảnh: AP/TTXVN)

Mỹ vẫn là nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch COVID-19 với 19.148.695 ca mắc, trong đó có 337.612 trường hợp tử vong.

Đứng thứ hai là Ấn Độ với 10.169.804 ca mắc và 147.379 trường hợp tử vong. Tiếp theo là Brazil với 7.430.980 ca mắc và 190.145 trường hợp tử vong.

Ngoài ra còn có 5 nước có số ca mắc trên 2 triệu (gồm Nga, Pháp, Anh, Thổ Nhĩ Kỳ, Italy) và 9 nước có số ca mắc trên 1 triệu (gồm Tây Ban Nha, Đức, Argentina, Colombia, Mexico, Ba Lan, Iran, Ukraine và Peru).

Phóng viên TTXVN tại Berlin dẫn nguồn Bộ Ngoại giao Đức tối 25/12 thông báo, Hà Lan đã xếp Đức vào danh sách quốc gia và khu vực nguy cơ cao mắc COVID-19, theo đó tất cả các trường hợp từ Đức tới Hà Lan phải thực hiện cách ly bắt buộc 10 ngày.

Theo thông báo trên, bắt đầu từ ngày 29/12, các trường hợp từ Đức nhập cảnh Hà Lan bằng đường hàng không sẽ phải trình kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2, được thực hiện không quá 72 giờ trước thời điểm nhập cảnh.

Quy định này cũng áp dụng cho hành khách tới Hà Lan bằng tàu hỏa, xe buýt hay tàu biển.

Ngoài ra, khi tới Hà Lan, hành khách bắt buộc phải tự cách ly tại nơi cư trú trong 10 ngày, kể cả trường hợp khách tới Hà Lan dưới 10 ngày, không có triệu chứng nhiễm bệnh hoặc đã có kết quả xét nghiệm âm tính với virus gây COVID-19.

Tối 25/12, các cơ sở y tế Đức thông báo đã ghi nhận trên 25.500 ca nhiễm mới và 412 ca tử vong trong 24 giờ qua. Hiện bang Sachsen có tỷ lệ lây nhiễm cao nhất với 441,3 trường hợp nhiễm mới/100.000 dân trong 7 ngày.

Đứng thứ hai là bang Thüringen với 320,6 ca nhiễm mới. Với các vùng, huyện Schweiz-Osterzgebirge ở Sachsen ghi nhận số ca nhiễm mới cao nhất ở Đức với 628 ca nhiễm mới/100.000 dân trong 7 ngày, tiếp đó là Zwickau cũng ở Sachsen với 604.

Theo TTXVN/Vietnam+

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria
Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

Mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng là quá lớn, gây áp lực đáng kể lên lực lượng cứu hộ ở hai nước Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, đồng thời làm cạn kiệt các nguồn lực quan trọng cần thiết để đẩy nhanh quá trình phục hồi.

6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023
6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023

Đại dịch COVID-19 đang diễn ra, những cú sốc địa chính trị và lạm phát kéo dài dự kiến sẽ tiếp tục là những rủi ro chính trong năm 2023. Tuy nhiên, châu Á có thể sẽ là một điểm sáng trong bối cảnh những cơn gió ngược ngày càng gia tăng, khi khả năng phục hồi của khu vực một lần nữa được thể hiện.

Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine
Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine

Tính từ năm 2015, Nông dân chăn nuôi vịt người Pháp Herve Dupouy đã 4 lần phải tiêu hủy đàn vịt của mình để ngăn chặn sự lây lan của dịch cúm gia cầm. Dù vậy, khi đợt dịch một lần nữa bùng phát trong trang trại của ông, người nông dân Pháp Herve Dupouy khẳng định, đã đến lúc phải chấp nhận giải pháp tiêm chủng cho gia cầm.