Chủ Nhật, 06/08/2017 15:09

Dịch virus corona ảnh hưởng đến kinh tế và chính trị toàn cầu

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa ra tuyên bố chính thức xác định dịch virus Corona “là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu” trong kỷ nguyên mới của nhân loại. Dịch không chỉ tác động mạnh mẽ đến kinh tế toàn cầu mà còn ảnh hưởng lên chính trị của các nước trên thế giới.

IMF: Virus corona có nguy cơ làm giảm tốc kinh tế toàn cầuVirus Corona: Doanh nghiệp du lịch thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề hơn dịch SARSVirus Corona tác động chi tiêu ở Trung Quốc, ảnh hưởng các công ty toàn cầuThế giới đối mặt với tác động kinh tế từ virus corona

Lo ngại tác động của virus Corona đối với Trung Quốc và toàn cầu. Ảnh minh họa: SCMP/VOV

Mặc dù vẫn còn quá sớm để xác định chính xác và đầy đủ tác động của virus Corona, song giới chuyên gia vẫn khẳng định đại dịch này gây nên ảnh hưởng nghiêm trọng đến chuỗi cung ứng, thị trường và nền kinh tế Trung Quốc nói riêng cũng như toàn cầu nói chung.

Được biết, virus Corona được cho là bắt nguồn từ một khu chợ bán thịt động vật hoang dã ở Vũ Hán, đến nay đã cướp đi mạng sống của gần 500 người. Tổng số trường hợp nhiễm bệnh ở Trung Quốc chạm mốc 24.324 ca với 3.887 trường hợp mới xác nhận vào ngày 5/2. Tại nhiều quốc gia, chính phủ các nước đã ra khuyến cáo người dân không đi du lịch đến bất kỳ đâu ở Trung Quốc.

Trong những tuần vừa qua, bất chấp nhiều vấn đề xảy ra trên thế giới, đơn cử như Brexit – với việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu, hay Mỹ công bố kế hoạch hòa bình Trung Đông và Thượng viện Mỹ tiến hành luận tội Tổng thống Donald Trump..., không có bất kỳ sự kiện nào đủ sức hút có thể đánh bại mối quan tâm của mọi người hơn virus Corona và tác động của nó đến toàn thế giới.

Đầu tiên, virus Corona và sự lây lan của virus sẽ ảnh hưởng vô cùng lớn đến nền kinh tế Trung Quốc và các nền kinh tế, thị trường khác. Tại thời điểm này, thế giới buộc phải cảnh giác mọi trường hợp có thể đẩy nền kinh tế vào tình trạng suy thoái nghiêm trọng, sau khi kinh tế thế giới đối mặt với một năm tồi tệ nhất trong thập kỷ - năm 2019.

Đối với Trung Quốc, tác động thậm chí còn lớn hơn khi mọi sự kiện tiêu cực đều đến cùng một thời điểm, một giai đoạn khi Trung Quốc đang chứng kiến nền kinh tế quốc gia phát triển chậm lại. Cụ thể, dịch virus Corona xuất hiện vào lúc các công ty của Mỹ và nhiều nước khác đang dần chuyển hướng từ Trung Quốc sang những thị trường mới vì thuế quan mới và gặp nhiều khó khăn do căng thẳng thương mại Mỹ - Trung vẫn chưa chấm dứt. Trong trường hợp này, virus Corona khiến các công ty đẩy mạnh tốc độ đa dạng hóa chuỗi cung ứng của mình ra khỏi thị trường Trung Quốc.

Thêm vào đó, sau thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 vừa được lãnh đạo hai nước Mỹ, Trung Quốc ký kết, virus Corona tấn công đã và đang làm suy yếu tinh thần lạc quan về thương mại song phương giữa hai cường quốc.

Nếu đại dịch virus Corona kéo dài thêm 1 tháng nữa, cùng lúc các chuyên gia cũng đang nghiên cứu và xem xét liệu dịch bệnh có thể kéo dài đến mùa hè hay không, nhiều khả năng tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc sẽ giảm 2% điểm xuống còn mức 4% hoặc thấp hơn trong năm nay. Bên cạnh đó, so với mức tăng trưởng 6% của quý IV/2019, dự báo tăng trưởng cho quý đầu tiêu trong năm 2020 của Trung Quốc cũng có thể sẽ giảm xuống còn 2% - mức thấp nhất được ghi nhận trong suốt 1 thập kỷ qua.

Trên toàn cầu, so với Hội chứng suy hô hấp cấp nặng (SARS) xảy ra vào năm 2003, tác động của virus Corona đối với thế giới thậm chí còn kinh khủng hơn. Trong đó, dịch SARS đã khiến nền kinh tế thế giới tổn thất 40 tỷ USD và ảnh hưởng đến 0,1 GDP toàn cầu. Do ảnh hưởng của virus Corona, thị trường du lịch lúc này sẽ chịu một cú hích lớn. Điều này được thể hiện rõ nhất khi tính riêng năm 2018, doanh thu du lịch của 163 triệu du khách Trung Quốc chiếm đến 1/3 tổng doanh thu trên toàn thế giới. Xét ở một số quốc gia, đơn cử như Thái Lan, sau khi xem xét khoản lỗ về doanh thu dự kiến lên đến 1,6 tỷ USD nếu hao hụt 2 triệu du khách Trung Quốc, nước này buộc phải hạ dự báo tăng trưởng GDP của năm 2020.

Kể từ khi Trung Quốc xác nhận virus Corona, giá dầu thô giảm nghiêm trọng đến 16%. Tình hình này buộc Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa buộc phải triệu tập cuộc họp khẩn cấp để bàn phương án giải quyết với các thành viên.

Về khía cạnh chính trị, vấn đề cũng vô cùng phức tạp. Sau khi xác nhận xuất hiện virus Corona và chứng kiến sự lây lan nhanh chóng của dịch bệnh, Thị trưởng Vũ Hán Zhou Xiangwang đã có lời xin lỗi công khai về phản ứng chậm của mình. Tuy nhiên, chuyên gia Andie Xie lại cho rằng, toàn bộ hệ thống chính trị của Trung Quốc đều phải nhận trách nhiệm về thiếu sót này. Cụ thể, dịch virus Corona đòi hỏi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có điều hướng lãnh đạo, xử lý tình huống khẩn cấp kịp thời hơn trong thời gian tới.

HẠNH NHI

(Lược dịch từ CNBC & WSJ)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM