Thứ Bảy, 25/03/2017 08:57

Diễn đàn châu Á Bác Ngao công bố “Báo cáo giảm nghèo châu Á 2019“

Theo "Báo cáo giảm nghèo châu Á 2019", hiện châu lục vẫn đang gặp phải thách thức là xóa nghèo dưới mọi hình thức ở mọi nơi.

Diễn đàn châu Á Bác Ngao: Nhìn thẳng vào tương lai của toàn cầu hóaCựu Tổng thư ký LHQ được bầu làm chủ tịch mới của diễn đàn Bác Ngao

Báo cáo giảm nghèo châu Á 2019.

Ngày 24/9, tại Bắc Kinh, Diễn đàn châu Á Bác Ngao đã công bố "Báo cáo giảm nghèo châu Á 2019". Đây là lần đầu tiên báo cáo đề cập tương đối toàn diện về thực trạng công tác giảm nghèo ở các quốc gia châu Á. 

Theo đánh giá của báo cáo, trong quá trình thực hiện mục tiêu phát triển thiên niên kỷ giai đoạn 1990-2015, các quốc gia châu Á đã thực hiện được mục tiêu giảm 1/2 dân số nghèo cùng cực và hiện nay vẫn duy trì xu thế phát triển tốt. Tuy nhiên, các nước châu Á cũng đã xuất hiện sự phân hóa trong giảm nghèo, hiện tượng nghèo tập trung biểu hiện khá rõ, số lượng lớn người nghèo tập trung chủ yếu ở một vài quốc gia. Do vậy, châu Á vẫn đang gặp phải những thách thức trong việc thực hiện mục tiêu 1 trong số các Mục tiêu Phát triển bền vững đến năm 2030, đó là xóa nghèo dưới mọi hình thức ở mọi nơi.

Giáo sư Lý Tiểu Vân, phụ trách Nhóm chuyên gia dự thảo Báo cáo cho rằng, việc châu Á duy trì tỷ lệ phát sinh nghèo dưới 2% hiện nay là một điều kỳ diệu và đóng góp to lớn đối với sự phát triển toàn cầu. 

Đề cập một vài kinh nghiệm thành công trong giảm nghèo của các nước châu Á, GS Lý Tiểu Vân nói: “Những nước có tỷ lệ giảm nghèo nhanh về cơ bản là những quốc gia có nền chính trị ổn định, như Trung Quốc, Campuchia, Việt Nam. Ở châu Á cũng khá đồng nhất, đó là kinh tế phát triển là nền tảng quan trọng nhất để giảm nghèo. Bên cạnh đó, tăng trưởng kinh tế chưa thể tác động tất yếu đến giảm nghèo, do vậy sự can dự có hiệu quả của chính phủ là điều rất quan trọng. Đây vừa là kinh nghiệm của Trung Quốc, vừa là của châu Á".

Theo số liệu đưa ra trong Báo cáo, Việt Nam đứng trong top 10 quốc gia có mức độ giảm tỷ lệ phát sinh nghèo cao nhất châu Á, từ 35,5% của năm 1998 giảm xuống còn 0,74% của năm 2019, mức giảm đạt 34,76% nếu tính theo chuẩn nghèo với mức thu nhập bình quân dưới 1,9 USD/ngày.

Báo cáo cho rằng, vấn đề thất nghiệp trong thanh niên, tỷ lệ thiếu dinh dưỡng duy trì ở mức cao, cơ sở hạ tầng và dịch vụ công cộng thiếu thốn là những thách thức chính mà các nước châu Á gặp phải trong quá trình giảm nghèo hiện nay./.

Theo VOV

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Triển khai nghị quyết bằng những việc làm cụ thể, thiết thực
Triển khai nghị quyết bằng những việc làm cụ thể, thiết thực

“Triển khai thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy phải gắn liền với Nghị quyết của Đảng ủy thị trấn và bằng những việc làm cụ thể, thiết thực” là phát biểu biểu chỉ đạo của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ tại buổi làm việc với Đảng ủy thị trấn Sịa về tình hình triển khai thực hiện các Nghị quyết chuyên đề của Tỉnh ủy, diễn ra chiều 22/2.

Giảm nghèo thực chất  bền vững
Giảm nghèo thực chất & bền vững

Để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, mục tiêu đặt ra của tỉnh là phải giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 2% và phải giảm nghèo bền vững.