Thứ Tư, 23/10/2019 09:59

Diễn đàn châu Á Bác Ngao đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Các học giả Campuchia nhận định, Diễn đàn châu Á Bác Ngao (BFA) 2022 nhấn mạnh tầm quan trọng của chủ nghĩa đa phương đối với sự phát triển toàn cầu, cũng như góp phần vào một tương lai chung trong kỷ nguyên hậu đại dịch COVID-19.

Ấn Độ dẫn đầu châu Á-Thái Bình Dương về thu hút các khoản đầu tư vào fintech5 điểm quan trọng trong tiến trình phục hồi sau dịch ở khu vực Á - ÂuThái Lan "nối gót" một số nước châu Á mua thuốc kháng virus COVID-19 của hãng dược MerckXây dựng tương lai Việt Nam - EUSingapore đặt mục tiêu trở thành trung tâm thương mại điện tử hàng đầu châu Á

Diễn đàn châu Á Bác Ngao đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy chủ nghĩa đa phương. Ảnh minh họa: China Daily/VTV news

Diễn đàn BFA diễn ra từ ngày 20 – 22/4 tại thị trấn Bác Ngao, thuộc tỉnh Hải Nam, miền Nam Trung Quốc.

Thong Mengdavid, thành viên nghiên cứu tại Viện Tầm nhìn châu Á có trụ sở tại Phnom Penh nhận định, diễn đàn này có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình thúc đẩy quản trị toàn cầu và thảo luận các chiến lược phục hồi kinh tế khu vực và toàn cầu trong thời kỳ hậu đại dịch.

“BFA tăng cường hơn nữa sự phát triển của hòa bình và ổn định khu vực, cũng như tăng cường kết nối giữa chính phủ và các tổ chức phi chính phủ. Tôi tin rằng, diễn đàn sẽ thảo luận và đề xuất các chính sách “lấy con người làm trung tâm” bền vững và toàn diện để mọi người đều có cuộc sống tốt đẹp hơn”, ông Thong Mengdavid cho hay.

Cũng theo chuyên gia, những thách thức chính đối với sự phát triển kinh tế ở châu Á có thể kể đến đại dịch COVID-19 và tác động của đại dịch, cũng như lạm phát toàn cầu gia tăng.

Do đó, để thúc đẩy tiến trình phục hồi kinh tế khu vực, các quốc gia phải cùng nhau hỗ trợ các hiệp định kinh tế khu vực như Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), Kế hoạch Phục hồi Kinh tế ASEAN hậu đại dịch. Những sáng kiến này là bước đệm cho hội nhập kinh tế khu vực, tạo ra cấu trúc kinh tế bền vững hơn và hỗ trợ mạnh mẽ cho việc xây dựng nhà nước trong thời kỳ hậu đại dịch.

Trong một ý kiến có liên quan, Joseph Matthews, giáo sư cấp cao tại Đại học Quốc tế Beltei ở Phnom Penh cho biết, BFA dự kiến sẽ tập trung vào phát triển xanh, phát triển đổi mới, phát triển toàn diện và hợp tác nhằm thúc đẩy đoàn kết và hợp tác quốc tế.

Trả lời phóng viên báo Tân Hoa Xã, giáo sư Joseph Matthews nhấn mạnh: “BFA là một nền tảng để nhấn mạnh tầm quan trọng của chủ nghĩa đa phương đối với sự phát triển của toàn cầu. Tầm quan trọng của diễn đàn này đối với các nước châu Á là rất lớn và lợi ích là vô cùng to lớn.

Nhận định về tình hình khu vực, giáo sư cho biết, các nước châu Á đang phải đối mặt với những thách thức lớn, đó là hệ thống chăm sóc sức khỏe, cơ sở hạ tầng kém và lạc hậu, khó khăn trong chuyển đổi số, biến đổi khí hậu và các vấn đề về môi trường. Những lĩnh vực này là điểm nghẽn cho sự phục hồi bền vững của châu Á. Qua đó, vị giáo sư đề nghị chính phủ các nước đẩy mạnh ưu tiên và nỗ lực hơn nữa để thu hẹp các vấn đề này.

Bên cạnh đó, chủ nghĩa bảo hộ và chủ nghĩa đơn phương là những thế lực tiêu cực đang phá hoại nền kinh tế của các nước nhỏ, tạo ra cản trở cho tiến trình phúc đẩy kinh tế, làm gia tăng đói nghèo và di cư kinh tế ở nhiều nước châu Á, châu Phi và Nam Mỹ.

Trước tình hình này, Kin Phea, Giám đốc Viện Quan hệ Quốc tế thuộc Học viện Hoàng gia Campuchia khẳng định, Diễn đàn châu Á Bác Ngao là một nền tảng quan trọng để ủng hộ chủ nghĩa đa phương và hợp tác quốc tế chặt chẽ hơn, cũng như thúc đẩy quản trị toàn cầu hiệu quả.

Khi hiệp định RCEP có hiệu lực vào ngày 1/1/2022, giám đốc Kin Phea tin tưởng BFA sẽ khai phá những cơ hội của RCEP để thúc đẩy hơn nữa các nền kinh tế châu Á trong thời kỳ hậu đại dịch.

Đan Lê (Lược dịch từ Khmer Times)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7
Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7

Japantimes dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Yoshimasa Hayashi cho biết nước này đã chọn sức khỏe toàn cầu là chương trình nghị sự hàng đầu khi đăng cai tổ chức hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển lớn nhất thế giới (G7) vào tháng 5 tới, một phần vì việc tiếp cận vaccine công bằng vẫn là một thách thức trên toàn thế giới, ngay cả trong bối cảnh chuyển đổi sang thời kỳ hậu COVID-19 như hiện nay.

Hợp tác với Hàn Quốc triển khai các hoạt động giáo dục STEM
Hợp tác với Hàn Quốc triển khai các hoạt động giáo dục STEM

Chiều 7/2, Trường THPT Thuận Hoá - Trường đại học (ĐH) Sư phạm, ĐH Huế phối hợp với đoàn giảng viên, học viên, sinh viên đến từ ĐH Quốc gia Kyungpook, Hàn Quốc bắt đầu triển khai các hoạt động giáo dục STEM trong khuôn khổ hợp tác.

Nhìn lại 1 tuần mở cửa của Trung Quốc
Nhìn lại 1 tuần mở cửa của Trung Quốc

Một tuần sau khi mở cửa hôm 8-1, dịch COVID-19 ở Trung Quốc vẫn là tâm điểm của thế giới sau khi nước này bất ngờ công bố số ca tử vong chính thức do dịch bệnh này trong vòng một tháng qua là 59.938 người.

Trung Quốc Không để đại dịch COVID-19 ảnh hưởng đến quan hệ giữa các quốc gia
Trung Quốc: Không để đại dịch COVID-19 ảnh hưởng đến quan hệ giữa các quốc gia

Trung Quốc tuyên bố nước này tin rằng đối với tất cả các quốc gia, các biện pháp ứng phó với COVID-19 cần dựa trên cơ sở khoa học và điều phối khéo léo, cân xứng mà không ảnh hưởng đến giao lưu và hợp tác thường xuyên giữa người với người, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh cho biết.