Thứ Ba, 04/08/2020 07:46

Đối thoại quốc gia toàn diện là chìa khóa để giải quyết vấn đề ở Myanmar

Bộ trưởng Ngoại giao các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vừa thống nhất rằng đối thoại quốc gia toàn diện là chìa khóa để tìm ra một giải pháp hòa bình cho tình hình ở Myanmar, Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi ngày 3/2 cho biết.

AEM-54 thông qua Kế hoạch Hành động CLMV giai đoạn 2023-2024Lãnh đạo Myanmar chia sẻ nhân dịp kỷ niệm 55 năm Ngày thành lập ASEANTrung Quốc - ASEAN, những chuyến thăm tiếp nối quan hệ hữu nghị hai bênOECD: ASEAN sẵn sàng phục hồi, nhưng tiếp tục đối mặt nhiều rủi roViệt Nam tham dự Hội nghị Tư lệnh Quốc phòng ASEAN lần thứ 19

Lãnh đạo các nước ASEAN tại một sự kiện. Ảnh minh họa: TTXVN/Vietnam+

Trên đây là nhận định được Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi đưa ra trong cuộc trò chuyện với các phóng viên sau khi các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN gặp nhau tại Jakarta cho cuộc họp hội đồng điều phối lần thứ 21 của khối.

Theo đó, cuộc họp bắt đầu bằng bữa trưa. Tại đây, các lãnh đạo cùng bàn bạc về khả năng giải quyết tình hình ở Myanmar, quốc gia vốn đang rơi vào khủng hoảng kể từ cuộc đảo chính quân sự từ 2 năm trước.

“Trong bữa ăn kết hợp làm việc này, chúng tôi đã thảo luận và nhất trí thúc đẩy tiến bộ đáng kể trong việc thực hiện Đồng thuận Năm điểm để mở đường cho đối thoại quốc gia toàn diện ở Myanmar.

Cần nhìn nhận rằng, đối thoại toàn diện chính là chìa khóa để tìm ra một giải pháp hòa bình cho tình hình ở Myanmar. Một môi trường thuận lợi nên được tạo ra để hướng đến một cuộc đối thoại toàn diện bằng cách giảm bạo lực và đảm bảo cung cấp hỗ trợ nhân đạo kịp thời và không bị cản trở”, Bộ trưởng Retno Marsudi chia sẻ.

Bà cho biết, các bên đã nhắc lại cách tiếp cận thống nhất trong việc giải quyết tình hình ở Myanmar thông qua Đồng thuận Năm điểm.

Nhân cơ hội này, nữ Bộ trưởng Ngoại giao cũng thông báo với các nước thành viên về cách tiếp cận của Indonesia đối với Myanmar, trên tư cách là Chủ tịch của ASEAN năm 2023.

Cụ thể, Indonesia sẽ đưa ra 3 cách tiếp cận. Đầu tiên, thu hút sự tham gia của tất cả các bên liên quan như một bước đầu tiên để tạo điều kiện cho khả năng đối thoại quốc gia toàn  diện.

Thứ hai, xây dựng các điều kiện thuận lợi để mở đường cho đối thoại toàn diện. Hai vấn đề quan trọng cần được giải quyết để có điều kiện thuận lợi bao gồm: Giảm thiểu bạo lực và tiếp tục hỗ trợ nhân đạo cho tất cả những ai đang cần nó.

Hai điều kiện này được xem là tối quan trọng để xây dựng lòng tin và sự tự tin.

Thứ ba, Indonesia mong muốn phối hợp các nỗ lực của ASEAN với các nước láng giềng, các nước liên quan và đặc phái viên Liên Hiệp Quốc của Myanmar, cũng như các nước khác.

Bà Retno Marsuni cho biết, tất cả các thành viên trong bữa trưa đã thể hiện sự ủng hộ hết mình đối với cách tiếp cận của Indonesia trong việc giải quyết tình hình ở Myanmar.

Được biết, cuộc họp diễn ra sau 2 năm kể từ khi Myanmar xảy ra cuộc đảo chính quân sự.

Trong cuộc họp diễn ra vào ngày 3/2, Myanmar cũng được mời nhưng ở mức độ phi chính trị. Tuy nhiên, không có đại biểu nào của nước này có mặt tham dự.

Đây cũng là lần đầu tiên Timor Leste tham gia cuộc họp sau khi được cấp tư cách quan sát viên vào năm 2022.

Dự kiến cuộc họp sẽ tiếp tục vào ngày 4/2, nơi các lãnh đạo sẽ thảo luận về các vấn đề khu vực cũng như toàn cầu, bao gồm an ninh lương thực và năng lượng, cũng như hợp tác trong lĩnh vực tài chính và y tế.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Việt Nam góp phần thúc đẩy mối quan hệ hợp tác ASEAN-Italy
Việt Nam góp phần thúc đẩy mối quan hệ hợp tác ASEAN-Italy

Ngày 202/, Ủy ban ASEAN tại Rome (ACR), dưới sự chủ trì của Chủ tịch ACR, Đại sứ Việt Nam tại Italy Dương Hải Hưng đã tổ chức một số cuộc họp với các đối tác quan trọng tại Italy để thảo luận một số đề xuất và dự kiến hợp tác trong thời gian tới.