Thứ Sáu, 21/04/2017 06:57

Đông Nam Á: Chi tiêu trực tuyến tăng trưởng theo cấp số nhân

Chi tiêu trực tuyến ở Đông Nam Á được dự báo sẽ vượt xa sự tăng trưởng của người tiêu dùng kỹ thuật số với mức tăng gấp 3 lần, trong đó quần áo và chăm sóc cá nhân là hai trong số các danh mục “rút ví” khách hàng nhiều nhất.

Thế hệ Centennial Đông Nam Á thích mua sắm trực tuyến, trả tiền ngoại tuyếnNền kinh tế Internet của Đông Nam Á sẽ đạt 300 tỷ USD vào năm 2025Hàn Quốc: Mua sắm trực tuyến tăng hơn 100% trong 3 nămMua sắm trực tuyến và tác động đối với khí hậuThị trường mua sắm trực tuyến Đông Nam Á phát triển mạnh

Chi tiêu trực tuyến của người tiêu dùng Đông Nam Á dự kiến sẽ tăng gấp 3 lần vào năm 2025 so với năm 2018. Ảnh minh hoạ: Bộ Công Thương

Theo nghiên cứu của công ty tư vấn quản lý toàn cầu Bain & Company, chi tiêu trung bình của mỗi người tiêu dùng kỹ thuật số ở Đông Nam Á dự kiến ​​sẽ tăng đáng kể lên mức 390USD vào năm 2025, cao gấp 3 lần mức chi tiêu trung bình 125USD trong năm 2018. Công ty này cũng dự đoán ​​sẽ có khoảng 310 triệu người tiêu dùng kỹ thuật số trên toàn Đông Nam Á vào năm 2025, so với 250 triệu người của năm 2018, trong đó 70%-80% sự gia tăng số người tiêu dùng kỹ thuật số sẽ đến từ tầng lớp trung lưu mới nổi.

Một nghiên cứu mới có tên "Cưỡi sóng kỹ thuật số: Thế hệ khám phá Đông Nam Á" vừa được Facebook và Bain tiến hành đã xem xét cách thức mà các hành vi của người tiêu dùng kỹ thuật số ngày nay tác động đến việc định hình lại chi tiêu trực tuyến trong khu vực. Được biết, nghiên cứu tiến hành khảo sát 12.965 người trên khắp Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.

Hiện tại, sự thâm nhập của thương mại trực tuyến vào thị trưởng bán lẻ chỉ mới chiếm 3% ở khu vực Đông Nam Á so với 23% tại Trung Quốc, ông Praneeth Yendamuri - đối tác tại Bain & Company cho biết. "Nhìn vào Trung Quốc, nơi tỷ lệ này chiếm đến 23%, chúng tôi cảm thấy rằng đây là một cơ hội đang chờ tăng trưởng theo cấp số nhân, trong đó phần lớn sự tăng trưởng sẽ đến từ các sản phẩm quần áo và chăm sóc cá nhân - sắc đẹp. Những danh mục này dự kiến ​​sẽ tăng khoảng 25% mỗi năm", ông lưu ý.

Tổng giá trị của danh mục quần áo, giày dép và phụ kiện là 47 tỷ USD và thâm nhập thương mại trực tuyến là 9%; hạng mục chăm sóc sắc đẹp và chăm sóc cá nhân trị giá 15 tỷUSD với tỷ lệ thâm nhập trực tuyến ở mức 7%.

Thế hệ khám phá

Nghiên cứu cũng cho thấy phần lớn người tiêu dùng kỹ thuật số ở Đông Nam Á (67%) không biết chính xác họ muốn mua gì trước khi bắt đầu mua sắm trực tuyến, với hơn 50% số người được hỏi cho biết họ tìm hiểu về các sản phẩm và thương hiệu mới thông qua các nền tảng xã hội.

Bà Sandhya Devanathan, giám đốc Facebook Singapore cho rằng, "hiện nay, việc mua sắm không còn chỉ có một cách và không ai mua sắm theo cùng một cách đến hai lần. Điều quan trọng là cần thiết kế các cách thức để người tiêu dùng khám phá, vì khách hàng gắn kết với một doanh nghiệp thông qua nhiều kênh cùng lúc”. Cũng theo bà Devanathan, các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô đều có cơ hội đáng kể để cạnh tranh trên quy mô lớn hơn ở Đông Nam Á.

Kết quả khảo sát cho thấy, các chương trình khách hàng thân thiết đã trở thành một công cụ hữu ích. Những người được chăm sóc bởi chương trình khách hàng thân thiết cho biết họ có khả năng trở thành người quảng bá cho sản phẩm đó cao gấp 1,5 lần so với những người không nhận được các chương trình khách hàng thân thiết.

Người tiêu dùng ở Đông Nam Á cũng thể hiện sự yêu thích mạnh mẽ đối với trải nghiệm mua sắm đa kênh. Hơn 80% cho biết họ thường so sánh giá trên các nền tảng trực tuyến và tại cửa hàng trước khi đưa ra quyết định mua hàng. Cụ thể, 53% cho biết họ sẽ thực hiện so sánh mua sắm trên các trang web, trong khi có khoảng 33% người mua sắm kiểm tra sản phẩm và giá cả tại các cửa hàng thực tế trước khi mua hàng.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ Businesstimes)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Các quốc gia đặt mục tiêu củng cố thỏa thuận WTO về thương mại điện tử
Các quốc gia đặt mục tiêu củng cố thỏa thuận WTO về thương mại điện tử

Ngày 20/1, các quốc gia tham gia vào một nỗ lực nhằm phát triển các quy tắc quốc tế để thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại điện tử vừa có cuộc gặp bên lề Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế Thế giới lần thứ 53 (WEF 53) ở Davos, Thụy Sỹ, nơi họ nhất trí nhắm mục tiêu hoàn tất các cuộc đàm phán có tính chất quan trọng về thỏa thuận này vào cuối năm 2023.

Các đối tác chính của Apple lên kế hoạch mở rộng sang thị trường Đông Nam Á vào năm 2023
Các đối tác chính của Apple lên kế hoạch mở rộng sang thị trường Đông Nam Á vào năm 2023

Các đối tác của Apple là Foxconn Technology Group và Pegatron Corp đã đưa Đông Nam Á vào kế hoạch mở rộng của hãng đến năm 2023, qua đó đánh dấu một bước tiến cho thấy các nhà sản xuất điện tử theo hợp đồng lớn trên toàn cầu sẽ tiếp tục bổ sung năng lực sản xuất ngoài Trung Quốc để giảm thiểu rủi ro địa chính trị và kinh tế.

Châu Á - Thái Bình Dương là thị trường IPO linh hoạt nhất năm 2022
Châu Á - Thái Bình Dương là thị trường IPO linh hoạt nhất năm 2022

Theo một báo cáo vừa được Công ty kiểm toán đa quốc gia Ernst & Young (EY) công bố ngày 5/1, thị trường phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) ở châu Á - Thái Bình Dương là thị trường linh hoạt nhất so với các khu vực khác trong năm vừa qua, với tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ hơn và cao hơn.