Chủ Nhật, 10/02/2019 17:07

Đông Nam Á chịu nhiều tác động hơn bởi COVID-19

Nhìn lại riêng tháng 7 vừa qua, Đông Nam Á vừa trải qua một đợt tăng lớn về số ca nhiễm COVID-19 và hiện đang có một số dấu hiệu chậm lại. Tình hình được dự đoán sẽ trì hoãn phần lớn tiến trình phục hồi kinh tế của khu vực.

Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris chuẩn bị thăm Việt Nam và SingaporeChâu Á: Du lịch hàng không có thể mất 3 năm để phục hồi từ COVID-19Singapore đặt mục tiêu trở thành trung tâm thương mại điện tử hàng đầu châu ÁSingapore: 1/2 dân số đã được tiêm ít nhất 1 mũi vaccine COVID-19Đông Nam Á có thể phục hồi mạnh mẽ vào năm 2021

Đông Nam Á đang chịu nhiều ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Ảnh minh họa: Reuters/Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Cụ thể, các nền kinh tế lớn trong khu vực, bao gồm Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Việt Nam đã chứng kiến sự gia tăng mạnh về số ca nhiễm và tử vong gây nên bởi đại dịch COVID-19 được báo cáo hằng ngày trong tháng 7/2021.

Thông tin được tổng hợp bởi ấn phẩm khoa học trực tuyến Our World In Data cho thấy, dựa trên mức trung bình ghi nhận trong 7 ngày, đến ngày 31/7, Malaysia đã ghi nhận cứ 1 triệu người sẽ có 51.588 ca nhiễm. Con số này tăng đều đặn kể từ ngày 30/6, khi trung bình số ca nhiễm ở khoảng 18.085 ca. Không chỉ riêng Malaysia, Thái Lan và Indonesia cũng ghi nhận khá nhiều ca nhiễm COVID-19 mới. Việt Nam, Philippines và Singapore cũng chứng kiến số ca nhiễm mới trên 1 triệu người gia tăng, tuy ít hơn 3 quốc gia vừa kể trên.

Tình hình buộc chính phủ các nước Đông Nam Á phải tái triển khai áp dụng các biện pháp phong tỏa và hạn chế xã hội, nhằm cố gắng làm chậm tốc độ lây lan do một số bệnh viện đã hết giường, thiết bị y tế và nguồn cung cấp oxi.

Được biết, Malaysia đã phải vật lộn để kiểm soát ổ dịch dù đã thực hiện nhiều vòng hạn chế và áp dụng tình trạng khẩn cấp. Song một số báo cáo mới gần đây cho thấy nước này sẽ nới lỏng hạn chế đối với những người được tiêm chủng đầy đủ ở 8 bang có số ca nhiễm giảm và đạt tỷ lệ tiêm chủng cao.

Trong khi đó, Singapore vào tháng 7 cũng đã thắt chặt các hạn chế sau sự xuất hiện của cụm lây nhiễm xung quanh các quán karaoke, chợ ẩm thực và các trung tâm ăn uống... Các biện pháp này hiện cũng dần được nới lỏng.

Việt Nam, Philippines và Thái Lan đã gia hạn một số hạn chế vào tháng 8, khi các trường hợp COVID-19 vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.

Theo nhận định của các chuyên gia, biến thể Delta dễ lây lan cũng đã được phát hiện ở khu vực Đông Nam Á, điều này làm gia tăng lo ngại cho những nỗ lực hạn chế lây nhiễm, cũng như làm phức tạp kế hoạch mở cửa trở lại nền kinh tế của các nước. Việc đóng cửa nền kinh tế kéo dài có thể sẽ cực kỳ tốn kém và gây nhiều thiệt hại, đặc biệt là ở các quốc gia như Indonesia, nơi có nhiều khu kinh tế phi chính thức và nhiều người lao động kiếm thu thập theo ngày.

Về lĩnh vực kinh tế, các cuộc cấm vận, cũng như các biện pháp hạn chế xã hội có khả năng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế trong khu vực. Các chuyên gia cho rằng, những ảnh hưởng sẽ trở nên rõ rệt hơn ở các quốc gia áp dụng hạn chế nghiêm ngặt như Malaysia, Việt Nam và Indonesia.

Điều này có thể tác động đến lĩnh vực sản xuất của khu vực, vốn chủ yếu có xu hướng sử dụng công nghệ thấp và thâm dụng lao động, từ đó khiến Đông Nam Á dễ bị tổn thương bởi đại dịch.

Các nhà kinh tế của Bank of America trong một lưu ý riêng đã nhấn mạnh, các biện pháp hạn chế gần đây ở các nền kinh tế Đông Nam Á “bắt đầu ảnh hưởng đến sản lượng của nhà máy”. Điều này được thể hiện rõ trong sự sụt giảm của chỉ số quản lý thu mua, hay PMI - thước đo hoạt động của nhà máy ở các nước như Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Việt Nam.

Dữ liệu do IHS Markit cung cấp cho CNBC cho thấy, chỉ số PMI của Indonesia, Malaysia và Việt Nam vẫn ở mức dưới 50 trong tháng 7, chứng tỏ hoạt động của nhà máy ở 3 nước vẫn giảm.

Ngân hàng ANZ Australia vừa qua đã hạ dự báo tăng trưởng GDP cho 6 nền kinh tế lớn của Đông Nam Á từ mức 4,6% xuống còn 3,9% cho năm 2021. Đối với năm 2022, dự báo không thay đổi ở mức 5,4%.

Về tốc độ tiêm chủng vaccine phòng COVID-19, Bank of America dự đoán rằng, hầu hết các quốc gia ở Đông Nam Á có thể đạt được khả năng miễn dịch cộng đồng vào 3 tháng đầu năm 2022 nếu các nước tăng tốc độ tiêm chủng. Miễn dịch cộng đồng chỉ xảy ra khi một căn bệnh không còn lây nhiễm nhanh vì hầu hết dân số đã được miễn dịch sau khi tiêm chủng hoặc nhiễm bệnh.

Đan Lê (Lược dịch từ CNBC)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Việt Nam góp phần thúc đẩy mối quan hệ hợp tác ASEAN-Italy
Việt Nam góp phần thúc đẩy mối quan hệ hợp tác ASEAN-Italy

Ngày 202/, Ủy ban ASEAN tại Rome (ACR), dưới sự chủ trì của Chủ tịch ACR, Đại sứ Việt Nam tại Italy Dương Hải Hưng đã tổ chức một số cuộc họp với các đối tác quan trọng tại Italy để thảo luận một số đề xuất và dự kiến hợp tác trong thời gian tới.