Thứ Sáu, 22/03/2019 15:36

Đông Nam Á: Nạn săn bắt và buôn bán động vật hoang dã lại quay trở lại

Sau khi hoạt động buôn bán động vật hoang dã có phần giảm bớt trong đại dịch, các nhà chức trách ở Đông Nam Á cần phải hành động nhanh chóng để ngăn chặn những kẻ buôn lậu quay trở lại hoạt động kinh doanh trái phép, khi việc kiểm soát biên giới được nới lỏng.

Đông Nam Á đối mặt nguy cơ mắc các chủng bệnh zoonoticHoạt động săn bắt và tiêu thụ thịt động vật hoang dã của con người là nguồn cơn của đại dịchSáng kiến ​​đa đối tác giúp ngăn chặn việc săn bắt động vật hoang dãKhai mạc hội nghị thế giới về động vật hoang dã ở Nam PhiCòn nhiều mối đe dọa đối với động thực vật hơn biến đổi khí hậu

Tê tê, một trong những loài động vật hoang dã bị săn bắt trái pháp luật nhiều nhất. Ảnh minh họa: Reuters/Nhân dân

Mạng lưới của những kẻ buôn bán hàng trái pháp luật đã bị gián đoạn khi các quốc gia đóng cửa biên giới và thắt chặt giám sát khi đại dịch COVID-19 tấn công mạnh mẽ vào năm 2020.

Do nhận thức rằng nơi virus được tìm thấy đầu tiên là ở động vật hoang dã, nhu cầu đối với các sản phẩm từ động vật hoang dã như vảy tê tê, mật gấu, sừng tê giác cũng giảm đột ngột.

Tuy nhiên, Văn phòng Liên Hiệp quốc về Chống Ma túy và Tội Phạm (UNODC) cảnh báo trong một báo cáo nội bộ dành cho các cơ quan thực thi pháp luật trong khu vực rằng, những thay đổi này cũng chỉ là tạm thời và Đông Nam Á có thể chứng kiến sự gia tăng lâu dài về nạn săn bắt và buôn bán động vật hoang dã trái pháp luật.

Jeremy Douglas, Trưởng đại diện UNODC khu vực Đông Nam Á và Châu Á – Thái Bình Dương cho biết, đại dịch đã tạo cơ hội cho các nhà chức trách hành động nhiều hơn để ngăn cản người tiêu dùng và kìm hãm đường dây cung cấp của những đối tượng buôn bán hàng trái pháp luật.

Nhưng khi những kẻ buôn lậu này quay trở lại, số lượng các vụ bắt giữ sản phẩm động vật bất hợp pháp bắt đầu có dấu hiệu tăng lên. Do đó, điều quan trọng là phải duy trì các cuộc kiểm soát biên giới chặt chẽ.

Đông Nam Á là một trong những khu vực đa dạng các loài nhất trên thế giới. Khu vực từ lâu đã trở thành điểm nóng của nạn buôn bán động vật hoang dã. Tê giác bị giết để lấy sừng, cá sấu được nuôi để lấy da, rái cá và các loài chim biết hót bị bắt làm vật nuôi và gỗ hồng mộc bị khai thác trái phép.

Tổ chức phi chính phủ về động vật hoang dã Traffic chỉ ra rằng, các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á “đóng vai trò là nguồn cung cấp, tiêu thụ và là trung tâm vận chuyển động vật hoang dã đến các nơi tiêu thụ trong khu vực, cũng như đến phần còn lại của thế giới”.

Những nơi có nhu cầu cao đối với các sản phẩm động vật hoang dã bất hợp pháp có thể kể đến Trung Quốc, Myanmar và Thái Lan - nơi động vật hoang dã được sử dụng trong y học cổ truyền hoặc tiêu thụ trực tiếp.

Trước tình hình này, một số chính phủ đã nắm bắt đại dịch như một cơ hội để áp đặt các lệnh cấm rất cần thiết đối với việc buôn bán động vật hoang dã. Cụ thể, khi đại dịch hoành hành khắp thế giới vào đầu năm 2020, Trung Quốc đã ban hành lệnh cấm ngay lập tức đối với việc tiêu thụ thịt thú rừng và cấm một số hoạt động buôn bán động vật hoang dã, trong khi Việt Nam tăng cường thực thi luật chống buôn bán động vật hoang dã vào tháng 7/2020.

Báo cáo được đưa ra bởi các chuyên gia nhận định rằng những chính sách như vậy đã có hiệu quả trong việc giảm nhu cầu đi đáng kể. Song cũng theo đại diện Jeremy Douglas, trong năm nay, các hoạt động trái phép này lại tăng trở lại ở Trung Quốc và Việt Nam.

Cần phải thừa nhận rằng, việc săn bắt động vật hoang dã và khai thác các sản phẩm động vật bất hợp pháp đã không hoàn toàn dừng lại trong giai đoạn đại dịch diễn ra.

Thông qua các cuộc phỏng vấn với những người buôn bán động vật hoang dã ở các vùng khó kiểm soát tại các quốc gia dọc theo sông Mekong như tại Myanmar, Thái Lan, Lào và Trung Quốc, UNODC đã tìm thấy bằng chứng về việc các sản phẩm động vật hoang dã được tích trữ đến khi giá cả và nhu cầu phục hồi sẽ đem đi tiêu thụ.

Bên cạnh đó, các nhân viên ở khu vực này và nhiều nơi khác trên toàn thế giới cũng cho biết, đã chứng kiến sự gia tăng trong hành vi tự săn bắt động vật hoang dã tự cung tự cấp do đại dịch khiến nhiều người mất việc làm và thiếu kinh tế buộc mọi người phải vào rừng tìm kiếm nguồn động vật để tồn tại.

“Các mạng lưới buôn bán động vật vẫn đang chờ các hạn chế phòng dịch được dỡ bỏ để tiếp tục vận chuyển lượng hàng lớn đến các điểm tiêu thụ”, ông Jeremy Douglas chia sẻ.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7
Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7

Japantimes dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Yoshimasa Hayashi cho biết nước này đã chọn sức khỏe toàn cầu là chương trình nghị sự hàng đầu khi đăng cai tổ chức hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển lớn nhất thế giới (G7) vào tháng 5 tới, một phần vì việc tiếp cận vaccine công bằng vẫn là một thách thức trên toàn thế giới, ngay cả trong bối cảnh chuyển đổi sang thời kỳ hậu COVID-19 như hiện nay.

Phấn đấu giảm tai nạn giao thông tối thiểu 10 cả 3 tiêu chí
Phấn đấu giảm tai nạn giao thông tối thiểu 10% cả 3 tiêu chí

Sáng 9/2, Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác bảo đảm trật tự, ATGT năm 2022; phương hướng, nhiệm vụ năm 2023. Ông Nguyễn Văn Thắng, UVTW Đảng, Bộ trưởng Giao thông vận tải (GTVT), Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban ATGT Quốc gia chủ trì hội nghị. Tại đầu cầu Thừa Thiên Huế, Phó Chủ tịch UBND Phan Quý Phương dự, chủ trì.

Các đối tác chính của Apple lên kế hoạch mở rộng sang thị trường Đông Nam Á vào năm 2023
Các đối tác chính của Apple lên kế hoạch mở rộng sang thị trường Đông Nam Á vào năm 2023

Các đối tác của Apple là Foxconn Technology Group và Pegatron Corp đã đưa Đông Nam Á vào kế hoạch mở rộng của hãng đến năm 2023, qua đó đánh dấu một bước tiến cho thấy các nhà sản xuất điện tử theo hợp đồng lớn trên toàn cầu sẽ tiếp tục bổ sung năng lực sản xuất ngoài Trung Quốc để giảm thiểu rủi ro địa chính trị và kinh tế.