Thứ Sáu, 29/05/2020 15:24

ECB: Lạm phát tại Eurozone dù cao nhưng vẫn chưa đạt đỉnh

Theo Chủ tịch ECB, có quá nhiều yếu tố không chắc chắn - đặc biệt là việc chuyển chi phí năng lượng từ cấp bán buôn sang cấp bán lẻ - khiến lạm phát chưa thực sự đạt được đến đỉnh điểm.

OECD: Khủng hoảng năng lượng, lạm phát có nguy cơ đẩy các nền kinh tế lớn vào suy thoáiChủ tịch Ngân hàng Thế giới: Nguy cơ suy thoái ở châu Âu đang gia tăngEU dự kiến cắt giảm triển vọng tăng trưởng kinh tếChâu Âu lạm phát chưa từng thấy

Người dân mua sắm tại một chợ ở Cascais (Bồ Đào Nha) ngày 13/7/2022. Ảnh: THX/TTXVN

Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagarde ngày 28/11 cho biết lạm phát tại Khu vực sử dụng euro (Eurozone) đang ở mức cao kỷ lục và vẫn chưa đạt đỉnh, báo hiệu các đợt tăng lãi suất sắp tới.

Phát biểu trước các nhà lập pháp châu Âu tại Brussels, bà Lagarde chia sẻ mong muốn thấy lạm phát đã đạt đỉnh vào tháng 10, nhưng cẩn trọng rằng điều đó nằm ngoài tầm với.

Theo Chủ tịch ECB, có quá nhiều yếu tố không chắc chắn - đặc biệt là việc chuyển chi phí năng lượng từ cấp bán buôn sang cấp bán lẻ - khiến lạm phát chưa thực sự đạt được đến đỉnh điểm.

ECB đã chuyển sang kiểm soát lạm phát bằng một loạt đợt tăng lãi suất. Ngân hàng trung ương này đã điều chỉnh lãi suất cơ bản tăng thêm tới 2 điểm phần trăm kể từ tháng Bảy tới nay.

Bà Lagarde cho biết ECB đã điều chỉnh lãi suất với tốc độ nhanh nhất từ trước đến nay và cần phải tăng nhiều hơn nữa để đưa lạm phát trở lại mục tiêu 2% do ngân hàng trung ương đề ra.

Theo số liệu báo cáo mới nhất, giá tiêu dùng tại 19 quốc gia Eurozone đã tăng 10,6% trong tháng 10. Mức tăng trên chủ yếu do chi phí năng lượng và thực phẩm tăng vọt sau cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine bùng phát.

Hội đồng quản trị của ECB chuẩn bị công bố mức tăng chi phí vay tiếp theo tại cuộc họp ngày 15/12, khi các nhà hoạch định chính sách cũng sẽ nắm trong tay những dự báo mới về lạm phát và tăng trưởng kinh tế.

Trong khi đó tại Mỹ, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) bắt đầu tăng lãi suất sớm hơn và quyết liệt hơn, các nhà hoạch định chính sách cho hay việc giảm tốc độ tăng lãi suất có thể "sớm xảy ra".

Theo Vietnam+

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lạm phát và 3 kịch bản điều hành giá
Lạm phát và 3 kịch bản điều hành giá

Năm 2023, kinh tế thế giới dự báo tăng trưởng chậm lại, lạm phát cao tiếp tục kéo dài và khả năng suy thoái ngày càng rõ nét hơn. Vậy áp lực lạm phát nền kinh tế Việt Nam sẽ ra sao?

Trung Quốc mở cửa mang lại hy vọng trong bối cảnh triển vọng kinh tế toàn cầu đầy thách thức
Trung Quốc mở cửa mang lại hy vọng trong bối cảnh triển vọng kinh tế toàn cầu đầy thách thức

Ngày 11/1, Diễn đàn Tài chính châu Á (AFF) 2023 đã khai mạc tại Hong Kong (Trung Quốc), diễn ra theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến. Trong ngày đầu tiên tham dự diễn đàn, các chuyên gia kinh tế và ngân hàng cấp cao cho biết triển vọng kinh tế toàn cầu vẫn còn nhiều thách thức trong nửa đầu năm nay -vốn dễ bị “sốc” hơn, nhưng việc Trung Quốc mở cửa trở lại có thể mang đến những tín hiệu khả quan từ quý II tới.