Thứ Bảy, 09/09/2017 14:39

EU cân nhắc tiếp nhận 1.500 trẻ tị nạn ở Hy Lạp

Liên minh châu Âu (EU) đang cân nhắc việc nhận tới 1.500 trẻ em di cư hiện đang ở trong các khu trại Hy Lạp, Chính phủ Đức hôm nay (9/3) cho biết.

LHQ hoan nghênh chính sách bảo vệ trẻ em di cư và tị nạn của EUEU tài trợ 34 triệu USD hỗ trợ giáo dục cho trẻ tị nạn ở Thổ Nhĩ Kỳ96.000 trẻ em đơn độc xin tị nạn tại EU trong năm 2015

Người di cư tại cảng ở Lesbos, Hy Lạp, ngày 3/3. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo tuyên bố của Chính phủ Đức, "một giải pháp nhân đạo đang được đàm phán ở cấp châu Âu hướng tới một liên minh sẵn sàng tiếp nhận những đứa trẻ này”, và Berlin sẵn sàng chia sẻ việc tiếp nhận trẻ tị nạn với số lượng thích hợp.

"Chúng tôi muốn hỗ trợ Hy Lạp trước tình cảnh khó khăn của khoảng 1.000 -1.500 trẻ em hiện đang ở trên các đảo tại Hy Lạp", tuyên bố cho biết sau hơn 7 giờ đàm phán giữa các nhà lãnh đạo liên minh cánh tả của Thủ tướng Angela Merkel.

Theo AFP, mối quan tâm về hoàn cảnh của trẻ vị thành niên càng tăng lên khi chúng cần điều trị y tế khẩn cấp hoặc không có người lớn đi kèm.

Những lời kêu gọi các quốc gia châu Âu tiếp nhận người di cư đã tăng lên trong những ngày gần đây khi Hy Lạp đang gánh chịu áp lực nghiêm trọng sau khi Thổ Nhĩ Kỳ ngừng ngăn người di cư rời khỏi lãnh thổ EU.

Trong tuần qua, những người di cư đã nhiều lần tìm cách xông vào biên giới Hy Lạp, và nhiều cuộc đụng độ đã nổ ra khi cảnh sát Hy Lạp sử dụng hơi cay và vòi rồng để đẩy lùi dòng người di cư.

Trong bối cảnh khủng hoảng này, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan sẽ có mặt tại Brussels trong hôm nay để đàm phán với EU.

Vào năm 2016, Ankara và EU đã nhất trí với một thỏa thuận trong đó EU sẽ cung cấp hàng tỷ euro viện trợ để đổi lấy việc chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ kiềm chế dòng người di cư. Tuy nhiên, Ankara đã nhiều lần cáo buộc EU không thực hiện lời hứa.

BẢO NGHI (Lược dịch từ AFP)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria
Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

Mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng là quá lớn, gây áp lực đáng kể lên lực lượng cứu hộ ở hai nước Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, đồng thời làm cạn kiệt các nguồn lực quan trọng cần thiết để đẩy nhanh quá trình phục hồi.