Thứ Sáu, 19/04/2019 10:51

FDA Mỹ cho phép tiêm kết hợp vaccine COVID-19 đối với liều tăng cường

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đang có kế hoạch cho phép người dân nước này tiêm mũi tăng cường vaccine ngừa COVID-19 khác loại với các mũi tiêm ban đầu, một động thái có thể mang lại sự linh hoạt cho bác sĩ và những người tiêm chủng.

Moderna nghiên cứu kết hợp mũi vaccine tăng cường ngừa COVID-19 và vaccine ngừa cúm

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA). Ảnh: Reuters

Theo tin từ New York Times hôm qua (18/10), chính phủ Mỹ sẽ không khuyến nghị nên tiêm các mũi khác loại nhau và có thể lưu ý rằng việc sử dụng mũi tăng cường cùng loại vaccine với các mũi tiêm trước đó khi có thể vẫn sẽ được khuyến khích hơn. Tuy nhiên, việc FDA cho phép tiêm kết hợp sẽ giúp các nhà cung cấp vaccine có thể linh động cung cấp một loại vaccine khác với ban đầu.

Một nghiên cứu của ủy ban chuyên gia tư vấn cho FDA cho thấy những người đã tiêm vaccine một liều duy nhất của Johnson & Johnson được tiêm mũi tăng cường là vaccine Moderna có mức độ kháng thể tăng 76 lần trong 15 ngày, so với chỉ tăng gấp 4 lần sau khi tiêm liều bổ sung của chính vaccine Johnson & Johnson.

Tuần này, các nhà quản lý liên bang cũng hướng tới việc mở rộng đáng kể số lượng người Mỹ đủ điều kiện để tiêm nhắc lại. Dự kiến, FDA ​​sẽ cấp phép cho mũi tăng cường của vaccine Moderna và Johnson & Johnson vào 20/10; sau đó  có thể cấp phép cho phương pháp tiêm kết hợp nói trên. Tháng trước, cơ quan này đã cho phép tiêm nhắc lại vaccine Pfizer-BioNTech, với mũi tăng cường được tiêm ít nhất 6 tháng sau liều thứ hai.

Nghiên cứu được trình bày trước ban cố vấn của FDA vào tuần trước, do Viện Y tế Quốc gia thực hiện, cho thấy rằng những người tiêm vaccine Johnson & Johnson có thể được hưởng lợi nhiều nhất từ ​​việc tiêm nhắc lại vaccine Moderna. Theo nghiên cứu, việc tiêm nhắc bằng vaccine Pfizer-BioNTech cũng làm tăng mức độ kháng thể của những người đã tiêm vaccine Johnson & Johnson hơn cả khi tiêm nhắc bằng Johnson & Johnson, mặc dù không cao như với vaccine Moderna.

Tuần trước, các chuyên gia đã nhấn mạnh rằng dữ liệu này chỉ mới dựa trên các nhóm nhỏ tình nguyện viên và những phát hiện ngắn hạn. Do đó, không nên sử dụng kết quả nghiên cứu để kết luận bất kỳ sự kết hợp vaccine nào đều sẽ tốt hơn. Tiến sĩ Kirsten Lyke, giáo sư tại Đại học Y Maryland, cho biết nghiên cứu “không được cung cấp hoặc thiết kế để so sánh giữa các nhóm vaccine”.

Theo thống kê ở Mỹ, hiện chỉ hơn 15 triệu người đã được tiêm chủng đầy đủ vaccine của Johnson & Johnson’s, trong khi có 69,5 triệu đã tiêm đầy đủ 2 liều vaccine Moderna và 104,5 triệu người tiêm Pfizer-BioNTech.

BẢO NGHI (Lược dịch từ NYT)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine
Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine

Tính từ năm 2015, Nông dân chăn nuôi vịt người Pháp Herve Dupouy đã 4 lần phải tiêu hủy đàn vịt của mình để ngăn chặn sự lây lan của dịch cúm gia cầm. Dù vậy, khi đợt dịch một lần nữa bùng phát trong trang trại của ông, người nông dân Pháp Herve Dupouy khẳng định, đã đến lúc phải chấp nhận giải pháp tiêm chủng cho gia cầm.

Ngành Y tế tăng cường giám sát dịch bệnh, nhất là khu vực cửa khẩu
Ngành Y tế tăng cường giám sát dịch bệnh, nhất là khu vực cửa khẩu

Thực hiện Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 27/1/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc đôn đốc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, Bộ Y tế đã tổ chức các đoàn công tác do các đồng chí lãnh đạo Bộ là trưởng đoàn, đi kiểm tra công tác phòng, chống, giám sát dịch bệnh, nhất là tại các cửa khẩu để phát hiện sớm, xử lý kịp thời các trường hợp nghi ngờ, trường hợp mắc COVID-19; bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp lễ hội Xuân 2023 và khám chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe Nhân dân tại một số địa phương trọng điểm.