Thứ Ba, 20/08/2019 07:51

G20 cam kết phục hồi thận trọng sau đại dịch

Tại một cuộc họp của các nhà lãnh đạo tài chính Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), Indonesia cho biết, các nền kinh tế lớn nhất thế giới cam kết thực hiện một cách tiếp cận thận trọng để điều chỉnh những hỗ trợ được đưa ra trong đại dịch COVID-19.

IMF kêu gọi G20 đẩy nhanh việc giảm nợ cho các nước nghèoHội nghị lãnh đạo tài chính G20 thảo luận về các chiến lược thoát khỏi suy thoái do COVID-19

Indonesia năm nay lần đầu tiên giữ chức Chủ tịch G20, với khẩu hiệu "Phục hồi cùng nhau, Phục hồi mạnh mẽ hơn"​. Ảnh minh họa: TTXVN

Được biết, một số ngân hàng trung ương, bao gồm cả ở Mỹ, đang hướng tới việc tăng lãi suất và rút lại các biện pháp kích thích kinh tế, trong bối cảnh các nền kinh tế phục hồi mạnh mẽ từ suy thoái do đại dịch COVID-19 gây ra và lạm phát gia tăng.

Tuy nhiên, hiện có những lo ngại rằng, việc thắt chặt chính sách tiền tệ mạnh mẽ có thể khiến sự phục hồi mong manh đi chệch hướng và gây ra những làn sóng ảnh hưởng đến các quốc gia đang phát triển.

Kết thúc cuộc họp kéo dài 2 ngày với các nhà lãnh đạo tài chính của G20 tại Jakarta, sự kiện được tổ chức bằng cả 2 hình thức trực tiếp và trực tuyến, Thống đốc Ngân hàng trung ương Indonesia Perry Warjiyo khẳng định, cách tiếp cận sẽ thận trọng.

“Các nền kinh tế G20 cam kết có những chính sách bình thường hóa được điều chỉnh, lên kế hoạch và thống nhất kỹ lưỡng... Đó là điều quan trọng, để những chính sách này gây tác động tối thiểu đến các thị trường tài chính toàn cầu và đến những quốc gia đang phát triển", ông Perry Warjiyo nói thêm.

Bên cạnh đó, trong một tuyên bố riêng, Tổng Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), bà Kristalina Georgieva cho rằng: "Hợp tác quốc tế mạnh mẽ và sự linh hoạt trong chính sách đặc biệt sẽ là yếu tố quan trọng để điều hướng trong năm 2022".

Indonesia hiện là quốc gia đang giữ chức Chủ tịch G20, nhóm tập trung các nền kinh tế hàng đầu thế giới, bao gồm Trung Quốc, Mỹ và một số quốc gia ở khu vực châu Âu.

Trong một tuyên bố chung, G20 nhận định: "Tình trạng gián đoạn nguồn cung, cung cầu không phù hợp, và giá cả hàng hóa gia tăng, bao gồm cả giá năng lượng, cũng góp phần làm tăng áp lực lạm phát ở một số quốc gia, đồng thời gây ra những rủi ro tiềm tàng đối với triển vọng kinh tế toàn cầu".

Ngoài ra, nhóm G20 "sẽ tiếp tục tăng cường khả năng phục hồi nhanh của các chuỗi cung ứng toàn cầu. Chúng tôi vẫn tiếp tục cảnh giác về tác động của những thách thức này đối với nền kinh tế", tuyên bố cho biết thêm.

Thanh Ngân (Lược dịch từ The ASEAN Post)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt
Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt

Công bố của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) trong năm 2022 cho biết, Việt Nam đứng vị trí số 1 trong danh sách 25 nước có thị trường hàng không nội địa phục hồi nhanh nhất thế giới. Ngay từ tháng 4/2022, thị trường vận chuyển hàng không nội địa đã ở mức tương đương cùng kỳ năm 2019, với 69 đường bay đã được tái khai thác, mở mới và tăng tần suất. Nhờ vậy, nhu cầu di chuyển trong giai đoạn cao điểm hè, sản lượng khách nội địa đã hồi phục hoàn toàn và tăng trưởng 40 – 42% so với cùng kỳ năm 2019 trong các tháng 6 - 8/2022.

Những bức ảnh xúc động kể chuyện đại dịch
Những bức ảnh xúc động kể chuyện đại dịch

Đại dịch đã cơ bản được khống chế nhưng kí ức về nó vẫn luôn ám ảnh với mọi người. Với những người thiện nguyện lao vào tâm dịch để giúp đỡ đồng bào đó là những giây phút khó quên và nếu được chọn lại họ vẫn chọn đi theo tiếng gọi con tim, lao vào chỗ hiểm nguy để cứu người.

Timor Leste gia nhập ASEAN có thể giúp thúc đẩy tự do
Timor Leste gia nhập ASEAN có thể giúp thúc đẩy tự do

Việc Timor Leste trở thành thành viên đầy đủ của ASEAN dự kiến sẽ hoàn tất vào cuối năm nay. Điều này được nhận định có khả năng sẽ giúp Indonesia thúc đẩy chương trình nghị sự ngoại giao vì hòa bình và dân chủ.

Các nghị quyết hứa hẹn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội
Các nghị quyết hứa hẹn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội

10 nghị quyết có ý nghĩa quan trọng được HĐND tỉnh thông qua tại Kỳ họp chuyên đề lần thứ chín nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra sáng 20/2. UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Quang Tuấn; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân chủ trì kỳ họp. Tham dự kỳ họp còn có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương.