Thứ Ba, 05/05/2020 09:22

G7 kêu gọi gia hạn thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc qua Biển Đen

Ngày 4/11, Hội nghị Ngoại trưởng Nhóm các nền công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) đã bế mạc sau hai ngày họp tại Munster, miền Tây nước Đức, với tuyên bố chung kêu gọi chấm dứt ngay lập tức cuộc xung đột tại Ukraine, nhất trí thiết lập một cơ chế điều phối trong G7 nhằm giúp quốc gia Đông Âu này khôi phục và bảo vệ những cơ sở hạ tầng quan trọng, qua đó giúp ổn định cuộc sống của người dân trong mùa Đông này.

Mỹ, Nhật Bản dự kiến ​​tổ chức hội nghị thượng đỉnh trong tháng 9Thủ tướng Nhật Bản chỉ thị tăng cường tiếp nhận sinh viên quốc tếUkraine vẫn sẽ đảm bảo an ninh lương thực cho ASEANLiên Hiệp Quốc, Ukraine và Thổ Nhĩ Kỳ thúc đẩy thỏa thuận ngũ cốc dù Nga đang tạm dừngLiên Hiệp quốc làm việc với Mỹ và EU để đưa lương thực của Nga ra thị trường toàn cầu

Chất ngũ cốc lên tàu để đưa đi xuất khẩu tại cảng Rostov-on-Don, Nga ngày 26/7. Ảnh: AFP/TTXVN

G7 cũng kêu gọi Nga gia hạn thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc qua Biển Đen do Liên hợp quốc đóng vai trò trung gian và ký kết hồi tháng 7 vừa qua.

Theo phóng viên TTXVN tại Đức, đại diện các nước trong G7 đã thảo luận nhiều vấn đề, trong đó tình hình xung đột tại Ukraine là chủ đề trọng tâm trong chương trình nghị sự.

Các quan chức đều nhất trí cho rằng cần phải gia hạn Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen. G7 đánh giá cao nỗ lực của Liên hợp quốc trong việc thuyết phục Nga gia hạn thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc qua Biển Đen.

Trong tuyên bố chung, ngoài việc cam kết đưa ra “gói viện trợ mùa Đông” cho Ukraine, gồm máy phát điện, máy sưởi, nhà tạm, giường và một số nhu yếu phẩm khác, G7 nhất trí thiết lập một cơ chế điều phối trong nhóm để giúp Ukraine sửa chữa, khôi phục và bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng như nước và năng lượng.

Các nước thành viên khẳng định sẽ tiếp tục phối hợp trong khuôn khổ G7 và bên ngoài giúp giảm thiểu những hậu quả từ xung đột nhằm ổn định kinh tế toàn cầu cũng như an ninh về lương thực và năng lượng.

Trước đó cùng ngày, G7 và Australia đã nhất trí thiết lập một mức giá cố định sau khi đạt đồng thuận về chính sách áp giá trần đối với dầu mỏ của Nga.

Theo nguồn tin từ G7, nhóm này đã nhất trí về mức giá trần cố định và sẽ theo dõi thường xuyên để điều chỉnh khi cần thiết, qua đó góp phần nâng cao sự ổn định của thị trường.

Đầu tháng 9 vừa qua, G7 đã nhất trí áp giá trần đối với dầu mỏ của Nga, theo đó dầu thô bị áp giá trần từ ngày 5/12/2022, còn các sản phẩm dầu mỏ bị áp giá trần từ ngày 5/2/2023.

Theo TTXVN/Vietnam+

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen có thể được thảo luận ở cấp cao nhất giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ
Thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen có thể được thảo luận ở cấp cao nhất giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ

Theo Hãng tin Sputnik, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ có thể thảo luận Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen, còn được biết đến là thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc qua Biển Đen, trong các cuộc đàm phán ở cấp cao nhất trong tương lai gần. Một nguồn thạo tin cho biết "giữa các nhà lãnh đạo tồn tại mối quan hệ được xây dựng dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau.

Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7
Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7

Japantimes dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Yoshimasa Hayashi cho biết nước này đã chọn sức khỏe toàn cầu là chương trình nghị sự hàng đầu khi đăng cai tổ chức hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển lớn nhất thế giới (G7) vào tháng 5 tới, một phần vì việc tiếp cận vaccine công bằng vẫn là một thách thức trên toàn thế giới, ngay cả trong bối cảnh chuyển đổi sang thời kỳ hậu COVID-19 như hiện nay.