Thứ Năm, 07/11/2019 09:17

Gần 15 triệu người tử vong do COVID-19 trong hai năm 2020 và 2021

WHO ước tính, đại dịch COVID-19 đã cướp đi mạng sống của khoảng 15 triệu người trên toàn thế giới vào 2 năm 2020 và 2021 – gần gấp 3 lần số ca tử vong chính thức được các quốc gia và khu vực báo cáo.

Ngành hàng không, du lịch Mỹ kêu gọi bỏ quy định xét nghiệm với khách quốc tế đã tiêm chủngHoãn Asian Games 2022 tại Trung QuốcIndonesia nghi nhận thêm nhiều ca nghi nhiễm viêm gan bí ẩn ở trẻ emWHO cảnh báo đại dịch COVID-19 “còn lâu mới kết thúc”WHO: Nhiều bằng chứng cho thấy biến thể Omicron gây ra triệu chứng nhẹ

Đầu tư vào hệ thống y tế là cách tốt để đối phó với đại dịch COVID-19. Ảnh minh họa: Người Lao động

Các số liệu đã đưa ra bức tranh thực tế hơn về đại dịch tồi tệ nhất trong 1 thập kỷ. Cụ thể, đại dịch đã khiến cứ 500 người trên thế giới sẽ có 1 người tử vong và tiếp tục cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người mỗi tuần.

WHO cho hay: “Số ca tử vong liên quan trực tiếp và gián tiếp đến đại dịch COVID-19 từ ngày 1/1/2020 đến 31/12/2021 là khoảng 14,9 triệu người”.

Thiệt hại do tác động

Được biết, tỷ lệ tử vong quá mức được tính bằng hiệu số giữa số người đã tử vong và số ca tử vong dự kiến nếu không có đại dịch. Tử vong quá mức bao gồm tử vong liên quan trực tiếp và gián tiếp. Trong đó, trường hợp tử vong liên quan gián tiếp đến đại dịch là những trường hợp mắc rào cản khiến mọi người không thể tiếp cận điều trị vì hệ thống y tế bị quá tải do khủng hoảng. Điều này có thể bao gồm việc trì hoãn phẫu thuật hoặc hóa trị cho bệnh nhân ung thư.

Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến các trường hợp tử vong có thể ngăn chặn được trong đại dịch, chẳng hạn như tác động đến nguy cơ thấp về tử vong liên quan đến tai nạn hoặc đường bộ.

Từ ngày 30/1/2020, WHO đã tuyên bố COVID-19 là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng, sau khi chứng kiến nhiều ca nhiễm mới xuất hiện khoài khu vực lãnh thổ Trung Quốc.

Các quốc gia trên thế giới đã báo cáo 5,42 triệu ca tử vong do COVID-19 ghi nhận trong 2 năm 2020 và 2021 và con số ghi nhận hiện tại là 6,24 triệu ca, bao gồm cả những trường hợp tử vong trong năm 2022.

Tuy nhiên, từ lâu, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cho biết rằng số ca tử vong thực sự gây nên do dịch COVID-19 sẽ cao hơn nhiều so với số ca được báo cáo.

Hiểu rõ về đại dịch

Theo WHO, 84% số ca tử vong quá mức là ở Đông Nam Á, châu Âu và châu Mỹ. Chỉ riêng 10 quốc gia bao gồm Brazil, Ai Cập, Ấn Độ, Indonesia, Mexico, Peru, Nga, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ đã chiếm đến 68% tổng số ca tử vong.

Bên cạnh đó, các nước thu nhập cao chiếm 15% số ca, các nước thu nhập trung bình là trên 28% và các quốc gia thu nhập trung bình thấp là hơn 53%, thu nhập thấp là 4%.

Theo dữ liệu thống kê, số trường hợp tử vong do COVID-19 là nam giới cũng cao hơn nữ giới, với tỷ lệ lần lượt là 53% và 47%. 82% số người tử vong ước tính là những người trên 60 tuổi.

Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus nhận định: “Những dữ liệu này không chỉ cho thấy tác động của đại dịch, mà nó còn cho thấy rằng các quốc gia cần phải đầu tư vào các hệ thống y tế có khả năng phục hồi tốt hơn”.

Tổ chức WHO nhận định, nhìn chung, cứ 10 ca tử vong trên toàn thế giới thì có 6 ca không được ghi nhận chính thức.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Những bức ảnh xúc động kể chuyện đại dịch
Những bức ảnh xúc động kể chuyện đại dịch

Đại dịch đã cơ bản được khống chế nhưng kí ức về nó vẫn luôn ám ảnh với mọi người. Với những người thiện nguyện lao vào tâm dịch để giúp đỡ đồng bào đó là những giây phút khó quên và nếu được chọn lại họ vẫn chọn đi theo tiếng gọi con tim, lao vào chỗ hiểm nguy để cứu người.

Ngành Y tế tăng cường giám sát dịch bệnh, nhất là khu vực cửa khẩu
Ngành Y tế tăng cường giám sát dịch bệnh, nhất là khu vực cửa khẩu

Thực hiện Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 27/1/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc đôn đốc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, Bộ Y tế đã tổ chức các đoàn công tác do các đồng chí lãnh đạo Bộ là trưởng đoàn, đi kiểm tra công tác phòng, chống, giám sát dịch bệnh, nhất là tại các cửa khẩu để phát hiện sớm, xử lý kịp thời các trường hợp nghi ngờ, trường hợp mắc COVID-19; bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp lễ hội Xuân 2023 và khám chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe Nhân dân tại một số địa phương trọng điểm.