Thứ Năm, 02/05/2019 15:16

Gần 90 nước tham gia hiệp ước cắt giảm phát thải khí methane gây biến đổi khí hậu

Hãng tin Reuters hôm nay (2/11) dẫn lời một quan chức cấp cao của chính quyền Mỹ cho biết gần 90 quốc gia đã tham gia nỗ lực do Mỹ và EU dẫn đầu, nhằm cắt giảm 30% lượng khí thải methane (mêtan) gây hiệu ứng nhà kính mạnh vào năm 2030 so với mức năm 2020. Đây được xem là hiệp ước nhằm giải quyết một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay.

New Zealand thông qua luật “Zero Carbon” vào năm 2050Nghiên cứu mới: Phát thải khí Metan cao gấp đôi so với dự tínhLễ hội bia Oktoberfest thải khí methane gấp 10 lần thành phố Boston

Lượng phát thải khí methane trên toàn cầu vẫn đang tăng mạnh hằng năm. Ảnh: AFP/TTXVN

Dự kiến, mối quan hệ hợp tác này sẽ chính thức ra mắt vào cuối ngày hôm nay.

Khí thải methane gây hiệu ứng nhà kính và là nguyên nhân lớn thứ hai chỉ sau CO2 gây biến đổi khí hậu. Methane có khả năng giữ nhiệt cao hơn CO2 nhưng phân hủy trong khí quyển nhanh hơn, có nghĩa là việc cắt giảm lượng khí methane có thể có tác động nhanh chóng đến việc kiềm chế sự nóng lên toàn cầu.

Theo giới chức Mỹ, Cam kết về Khí methane Toàn cầu, được công bố lần đầu vào tháng 9/2021, hiện bao gồm một nửa trong số 30 nhà phát thải khí methane hàng đầu, chiếm 2/3 nền kinh tế thế giới. Được biết, Brazil - một trong năm nước phát thải khí methane lớn nhất thế giới, nằm trong số các quốc gia vừa mới ký kết vào hiệp ước hôm nay.

Trước đó, Reuters đưa tin 3 trong số 5 quốc gia phát thải khí methane hàng đầu là Trung Quốc, Nga và Ấn Độ đã không ký vào cam kết. 

Kể từ khi được công bố lần đầu tiên vào tháng 9 với một số bên ký kết, Mỹ và Liên minh châu Âu đã nỗ lực để đưa các nhà phát thải khí methane lớn nhất thế giới tham gia vào hiệp ước này.

Chỉ trong tuần trước, đã có khoảng 60 quốc gia đăng ký, sau khi Mỹ và EU thúc đẩy những nỗ lực ngoại giao cuối cùng trước khi hội nghị thượng đỉnh COP26 chính thức bắt đầu.

Mặc dù không phải là một phần trong các cuộc đàm phán chính thức của Liên Hiệp quốc, nhưng cam kết về khí methane có thể được đánh giá là một trong các kết quả quan trọng nhất từ ​​hội nghị COP26, do tác động tiềm tàng của nó trong việc ngăn chặn biến đổi khí hậu thảm khốc.

Một báo cáo của LHQ hồi tháng 5 cho biết việc cắt giảm mạnh lượng khí thải methane trong thập kỷ này có thể tránh được hiện tượng trái đất nóng lên gần 0,3 độ C vào những năm 2040. Tuy nhiên, nếu không giải quyết được vấn đề phát thải khí methane, thì mục tiêu hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp của Thỏa thuận Paris sẽ không đạt được và không tránh được những tác động xấu nhất của biến đổi khí hậu.

Việc cắt giảm 30% khí methane sẽ do các bên ký kết cùng thực hiện và bao gồm tất cả các lĩnh vực. Các nguồn phát thải khí methane chính bao gồm cơ sở hạ tầng dầu khí bị rò rỉ, các mỏ than cũ, nông nghiệp và các bãi chôn lấp.

Nếu được thực hiện, cam kết có thể sẽ có tác động lớn nhất đến ngành năng lượng, vì các nhà phân tích cho rằng sửa chữa cơ sở hạ tầng dầu khí bị rò rỉ là cách nhanh nhất và rẻ nhất để hạn chế phát thải khí methane.

Hiện nay, Mỹ là nhà sản xuất dầu và khí đốt lớn nhất thế giới, trong khi EU là nhà nhập khẩu khí đốt lớn nhất. Tuần này, Mỹ sẽ ban hành các quy định về khí methane, trong khi EU và Canada đều có kế hoạch công bố luật methane vào cuối năm nay.

BẢO NGHI (Lược dịch từ Reuters)

 

 

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kênh Venice khô cạn, Italy tiếp tục đối mặt với nguy cơ hạn hán mới
Kênh Venice khô cạn, Italy tiếp tục đối mặt với nguy cơ hạn hán mới

Theo các nhà khoa học và các nhóm bảo vệ môi trường, thời tiết khô hạn ít tuyết trong nhiều tuần của mùa đông vừa qua đã làm dấy lên lo ngại rằng Italia có thể phải đối mặt với một đợt hạn hán khác sau tình trạng khẩn cấp vì hạn hán vào mùa hè năm ngoái. Được biết trong mùa đông mới đây, dãy núi Alps chỉ nhận được lượng tuyết rơi chưa bằng một nửa so với bình thường.

Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững
Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững

Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đang thúc đẩy chương trình nghị sự năm 2023, nhằm xây dựng một tương lai kiên cường và bền vững, khi các quan chức đến từ 21 nền kinh tế thành viên nhóm họp tại Hội nghị quan chức cấp cao APEC lần thứ nhất và các cuộc họp liên quan.