Thứ Tư, 09/10/2019 11:03

GAVI cam kết tài trợ 4,8 tỷ USD cho COVAX

Liên minh Toàn cầu về Vaccine và Tiêm chủng (GAVI) cam kết tài trợ 4,8 tỷ USD cho Chương trình Chia sẻ Vaccine toàn cầu (COVAX).

Chương trình COVAX đã phân phối 500 triệu liều vaccine COVID-19Lãnh đạo thế giới cam kết tài trợ 2,4 tỷ USD cho cơ chế COVAXHàn Quốc hỗ trợ 10 triệu USD để cung cấp vaccine COVID-19 cho các nước đang phát triểnKêu gọi công bằng vaccine COVID-19 trên toàn cầuThủ tướng Pháp công bố viện trợ thêm cho Việt Nam gần 1,4 triệu liều vắc xin COVID-19

Thách thức chính mà COVAX phải đối mặt là giúp các quốc gia tăng khả năng dự trữ và phân phối. Ảnh minh họa: THX/TTXVN/Vietnam+

Trước đó, COVAX cho biết, chương trình cần thêm 5,2 tỷ USD để tiếp tục cung cấp vaccine COVID-19 trên quy mô lớn, như một phần của chương trình toàn cầu nhận nhiệm vụ cung cấp vaccine cho các quốc gia nghèo hơn.

Trong đó, 2,1 tỷ USD trong tổng số tiền hỗ trợ là đến từ các công cụ tài chính sáng tạo, 1,7 tỷ USD từ các cam kết có chủ quyền của các quốc gia riêng lẻ và 1 tỷ USD từ hỗ trợ của các ngân hàng phát triển đa phương.

Cho đến nay, COVAX đã cung cấp 1,42 tỷ liều vaccine COVID-19 cho 145 quốc gia. Việc mở rộng quy mô phân phối vaccine thông qua COVAX được coi là rất quan trọng để đáp ứng mục tiêu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) rằng đến giữa năm 2022 sẽ tiêm chủng cho 70% dân số ở các quốc gia nghèo hơn.

Giám đốc Liên minh toàn cầu về Vaccine và Tiêm chủng (GAVI) Seth Berkley cho biết, chương trình COVAX đã có đủ vaccine và thách thức chính mà COVAX phải đối mặt là giúp các quốc gia tăng khả năng dự trữ và phân phối.

“Đó là điều mà chúng tôi vẫn đang nỗ lực thực hiện ngay lúc này. COVAX chính là nơi nguồn vốn quan trọng này sẽ tạo ra sự khác biệt lớn”, Giám đốc Seth Berkley khẳng định.

Trong một thông tin có liên quan, từ hồi tháng 2, hãng tin Reuters đưa tin rằng COVAX đang gặp khó khăn trong việc phân bổ hơn 300 triệu liều vaccine.

Bộ trưởng Hợp tác và Phát triển Kinh tế Đức Svenja Schulze phát biểu trong một cuộc họp báo rằng nước này sẽ đóng góp 1,2 tỷ USD trong năm nay cho Chương trình Hợp tác toàn cầu tăng tốc tiếp cận các công cụ ứng phó với COVID-19 (ACT-A), bao gồm vaccine cũng như các xét nghiệm và phương pháp điều trị.

Điều này có nghĩa là một lần nữa, Đức sẽ đóng góp cho ACT-A để thể hiện cam kết trong việc thúc đẩy các giải pháp toàn cầu cho những thách thức toàn cầu.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7
Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7

Japantimes dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Yoshimasa Hayashi cho biết nước này đã chọn sức khỏe toàn cầu là chương trình nghị sự hàng đầu khi đăng cai tổ chức hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển lớn nhất thế giới (G7) vào tháng 5 tới, một phần vì việc tiếp cận vaccine công bằng vẫn là một thách thức trên toàn thế giới, ngay cả trong bối cảnh chuyển đổi sang thời kỳ hậu COVID-19 như hiện nay.

Nhìn lại 1 tuần mở cửa của Trung Quốc
Nhìn lại 1 tuần mở cửa của Trung Quốc

Một tuần sau khi mở cửa hôm 8-1, dịch COVID-19 ở Trung Quốc vẫn là tâm điểm của thế giới sau khi nước này bất ngờ công bố số ca tử vong chính thức do dịch bệnh này trong vòng một tháng qua là 59.938 người.

Trung Quốc Không để đại dịch COVID-19 ảnh hưởng đến quan hệ giữa các quốc gia
Trung Quốc: Không để đại dịch COVID-19 ảnh hưởng đến quan hệ giữa các quốc gia

Trung Quốc tuyên bố nước này tin rằng đối với tất cả các quốc gia, các biện pháp ứng phó với COVID-19 cần dựa trên cơ sở khoa học và điều phối khéo léo, cân xứng mà không ảnh hưởng đến giao lưu và hợp tác thường xuyên giữa người với người, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh cho biết.