Thứ Tư, 14/08/2019 14:28

Giá dầu thế giới tăng hơn 1%, lên mức cao nhất trong 7 năm

Theo nguồn tin từ Hãng Thông tấn Reuters, giá dầu thế giới ngày hôm nay (14/2) đã chạm mức cao nhất trong hơn 7 năm.

Giá xăng tại Panama cao nhất trong gần một thập kỷMỹ muốn một số nước mở kho dự trữ dầu để hạ nhiệt giá dầu thế giới

Một cơ sở khai thác dầu ở Canada. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Cụ thể, giá dầu Brent giao sau ở mức 95,56 USD/thùng, tăng 1,12 USD, tương đương 1,2%, sau khi chạm mức đỉnh 96,16 USD/thùng trước đó, mức cao nhất kể từ tháng 10/2014.

Giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) đã tăng 1,28 USD/thùng, tương đương 1,4%, lên 94,38 USD/thùng, dao động gần mức cao nhất trong phiên là 94,94 USD/thùng, đánh dấu mức cao nhất kể từ tháng 9/2014.

Trong một lưu ý liên quan, nhà phân tích thị trường tại Công ty dịch vụ môi giới tài chính OANDA (Mỹ), ông Edward Moya cho biết: "Giá dầu sẽ tiếp tục cực kỳ biến động và nhạy cảm với các diễn biến liên quan đến tình hình Ukraine".

Trong khi đó, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các quốc gia sản xuất dầu liên minh, còn gọi là OPEC+ phải vật lộn để tăng sản lượng, với cam kết hàng tháng sẽ tăng sản lượng lên thêm 400.000 thùng/ngày cho đến tháng 3 năm nay.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho rằng, khoảng cách giữa sản lượng của OPEC+ và mục tiêu của tổ chức này đã mở rộng lên 900.000 thùng/ngày trong tháng 1 vừa qua; trong khi đó, Ngân hàng đầu tư JP Morgan cho hay, khoảng cách của riêng OPEC với mục tiêu nói trên là 1,2 triệu thùng/ngày.

Thanh Ngân (Lược dịch từ Reuters)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria
Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

Mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng là quá lớn, gây áp lực đáng kể lên lực lượng cứu hộ ở hai nước Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, đồng thời làm cạn kiệt các nguồn lực quan trọng cần thiết để đẩy nhanh quá trình phục hồi.

6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023
6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023

Đại dịch COVID-19 đang diễn ra, những cú sốc địa chính trị và lạm phát kéo dài dự kiến sẽ tiếp tục là những rủi ro chính trong năm 2023. Tuy nhiên, châu Á có thể sẽ là một điểm sáng trong bối cảnh những cơn gió ngược ngày càng gia tăng, khi khả năng phục hồi của khu vực một lần nữa được thể hiện.

Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine
Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine

Tính từ năm 2015, Nông dân chăn nuôi vịt người Pháp Herve Dupouy đã 4 lần phải tiêu hủy đàn vịt của mình để ngăn chặn sự lây lan của dịch cúm gia cầm. Dù vậy, khi đợt dịch một lần nữa bùng phát trong trang trại của ông, người nông dân Pháp Herve Dupouy khẳng định, đã đến lúc phải chấp nhận giải pháp tiêm chủng cho gia cầm.