Thứ Ba, 21/08/2018 09:56

Giám đốc IAEA thăm Iran, tháo gỡ bế tắc về thanh sát cơ sở hạt nhân

Trước đó, ngày 16/2, Tổng Giám đốc IAEA Grossi đã đề nghị đến Iran “để tìm kiếm một giải pháp được cả hai bên nhất trí” giúp IAEA có thể tiếp tục công tác thanh sát cần thiết.

Iran sẵn sàng đối thoại với EU để “cứu” thỏa thuận hạt nhânChâu Âu trước ranh giới đỏ: Cứu vãn hay từ bỏ Thỏa thuận hạt nhân?

Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) Rafael Grossi (phải) trao đổi với Người phát ngôn Cơ quan Năng lượng nguyên tử Iran (AEOI) Behrouz Kamalvandi ngày 20/2/2021. (Ảnh: AP)

Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) Rafael Grossi ngày 20/2 đã tới Tehran trong chuyến thăm Iran nhằm tìm giải pháp tháo gỡ thế bế tắc liên quan công tác thanh tra các cơ sở hạt nhân của nước này, vốn đã được nhất trí theo thỏa thuận Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA).

Đón ông Rafael Grossi tại sân bay quốc tế Imam Khomeini ở Tehran có Đại sứ Iran tại IAEA Kazem Gharibabadi và người phát ngôn Cơ quan Năng lượng nguyên tử Iran (AEOI) Behrouz Kamalvandi.

Trước đó, ngày 16/2, Tổng Giám đốc Grossi đã đề nghị đến Iran “để tìm kiếm một giải pháp được cả hai bên nhất trí” giúp IAEA có thể tiếp tục công tác xác minh cần thiết.

Đề xuất được đưa ra sau khi Iran thông báo với IAEA về kế hoạch "ngừng thực thi các biện pháp minh bạch tự nguyện" - một phần trong thỏa thuận JCPOA - kể từ ngày 23/2.

Thỏa thuận hạt nhân mang tính bước ngoặt JCPOA mà Iran ký kết với các cường quốc thế giới năm 2015 nhằm mục đích hạn chế chương trình hạt nhân của Tehran, đổi lại nước này sẽ được giảm nhẹ các lệnh trừng phạt quốc tế.

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã quyết định rút Mỹ khỏi JCPOA vào năm 2018 và tái áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Tehran. Để đáp trả, một năm sau đó, Iran từng bước đình chỉ việc tuân thủ hầu hết các cam kết hạt nhân quan trọng.

Theo JCPOA, các thanh sát viên của IAEA có quyền tiếp cận một cách hạn chế các cơ sở phi hạt nhân của Iran, bao gồm cả các địa điểm quân sự, trong trường hợp nghi ngờ diễn ra các hoạt động hạt nhân bất hợp pháp.

Tuy nhiên, vào tháng 12/2020, Quốc hội Iran đã thông qua một đạo luật, bắt buộc chính phủ phải kiên quyết với lập trường hạt nhân của mình. Với đạo luật này, Tehran sẽ chấm dứt quyền thanh sát của IAEA kể từ ngày 21/2, trừ khi Mỹ nới lỏng các lệnh trừng phạt.

Kể từ khi nắm quyền lãnh đạo IAEA năm 2019, ông Grossi mới đến Iran một lần. Tuy nhiên, chuyến thăm hồi tháng 8/2020 của ông được đánh giá là thành công, tạo điều kiện cho các thanh sát viên của IAEA được quyền truy cập hai địa điểm hạt nhân - vốn được cho là những nơi đã từng diễn ra các hoạt động phát triển hạt nhân hồi đầu năm 2000, song không được công bố./.

Theo Vietnam+

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đại diện châu Á tạo chiến tích lịch sử
Đại diện châu Á tạo chiến tích lịch sử

Cho đến thời điểm hiện tại, Iran là đại diện châu Á sáng cửa nhất để đi tiếp. Họ sẽ tự quyết định số phận của mình nếu thắng Mỹ ở lượt đấu cuối. Trường hợp giành kết quả hòa, đội bóng giàu thành tích nhất châu Á vẫn có thể điền tên vào vòng sau nếu trận đấu cùng giờ, Xứ Wales không thể gây bất ngờ trước Tam Sư.

Khó cản bước Tam Sư
Khó cản bước Tam Sư

Ở tất cả mọi giải đấu, tuyển Anh luôn được giới chuyên môn nhận định là ứng cử viên hàng đầu cho chức vô địch. Song, sau lần nâng cúp vào năm 1966 tại kỳ World Cup được tổ chức trên sân nhà, vinh quang cứ luôn lẩn tránh Tam Sư.