Thứ Sáu, 22/02/2019 06:16

Góc nhìn từ Malaysia

Những bảo tàng không khách tham quan, chương trình nhạc sống không khán giả..., đại dịch COVID-19 đã đẩy văn hóa nghệ thuật vào một thực tế mới khó khăn; song, cũng thúc đẩy sự đổi mới và tạo ra các nền tảng mới.

Cải thiện công nghệ y tế với sự hỗ trợ từ trí tuệ nhân tạo

Thành phố Malacca tại Malaysia, nơi được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) công nhận là thành phố di sản thế giới. Ảnh minh họa: thegioidisan.vn

Liên quan đến thực tế này, Tạp chí GovInsider vừa có cuộc phỏng vấn với ông Salehhuddin Md Salleh, Phó Tổng Vụ trưởng Chính sách và Kế hoạch, tại Tổng cục Văn hóa và Nghệ thuật Quốc gia (JKKN), thuộc Bộ Du lịch, Nghệ thuật và Văn hóa Malaysia về cách mà trí tuệ nhân tạo (AI) đang bảo vệ quá khứ. Bên cạnh đó, ông Salehhuddin Md Salleh cũng chia sẻ về việc công nghệ này đang thúc đẩy sự tiến bộ trong tương lai như thế nào, đồng thời trao quyền để người dân đóng góp chung.

Dữ liệu lớn và hoạch định chính sách trong tương lai

Trong bối cảnh du lịch và lữ hành ngừng hoạt động, JKKN đang có kế hoạch triển khai Chính sách Văn hóa Quốc gia (DAKEN) ngay trong tháng 8 này, với sự tập trung vào việc thúc đẩy chủ nghĩa đa văn hóa của Malaysia. Trong đó, DAKEN nhắm mục tiêu hiện thực hóa một xã hội có văn hóa cao, hướng tới sự phát triển của quốc gia và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia thông qua đổi mới.

Theo đó, việc lập bản đồ văn hóa và dữ liệu lớn cũng đang giúp đưa nghệ thuật của Malaysia lên bản đồ toàn cầu. Một trong những mong muốn chính của JKKN là xây dựng ngân hàng dữ liệu lớn, trong đó tổng hợp tất cả các thông tin liên quan đến văn hóa và nghệ thuật.

Ông Salehhuddin Md Salleh giải thích, bản đồ văn hóa quốc gia sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ hành trình số hóa của đất nước, cũng như tham vọng về một cơ sở hạ tầng kỹ thuật số “đẳng cấp thế giới”. Với việc tích hợp năng lực phân tích dự đoán thông minh của dữ liệu lớn, “chúng tôi sẽ được hướng dẫn một cách hiệu quả hơn trong việc đưa ra quyết định”, quan chức này nói thêm.

Điều đó sẽ bao gồm việc đánh giá thước đo về mức độ thành công của dự án, cũng như những tác động có thể đo lường được của từng dự án. Nhóm làm việc sẽ tiếp thu ý kiến ​​phản hồi từ khán giả để thiết kế các kế hoạch dài hạn đối với sự phát triển văn hóa và nghệ thuật trong tương lai.

Ngoài ra, việc nuôi dưỡng nhân tài sẽ là một phần trong Chính sách quốc gia của Malaysia về công nghiệp 4.0. Những dự án này nhằm tạo ra những tài năng địa phương, những người có trình độ cao về kỹ thuật số, thông qua việc cung cấp cơ hội nghiên cứu, đổi mới và khởi nghiệp.

Hơn thế nữa, những công nghệ mới cũng giúp bảo vệ và bảo tồn tập quán truyền thống. Các video sử dụng công nghệ thực tế ảo và thực tế tăng cường có thể góp phần truyền tải các tập quán truyền thống, khi chế độ xem 360 độ có thể giúp người học nghiên cứu từ mọi góc độ.

Sử dụng quá khứ để tạo sức mạnh cho tương lai

Nhằm bảo vệ văn hóa phi vật thể của Malaysia, JKKN đang hướng tới các thế hệ tương lai trong việc bảo vệ quá khứ. Hồi năm 2019, chương trình huấn nghệ của cơ quan này đã giúp hình thành 83 nhóm nghệ sĩ mới và 63 loại hình nghệ thuật.

Giờ đây, JKKN đang làm việc với Bộ Giáo dục Malaysia về một Chương trình hướng dẫn nghệ thuật, nhằm mục đích giáo dục cho cả học sinh tiểu học và trung học về tầm quan trọng của nghệ thuật, sự sáng tạo, đồng thời phát triển sự đánh giá cao hơn đối với di sản quốc gia.

Ngay cả khi đối mặt với đại dịch COVID-19 và việc cắt giảm chi phí, việc học về văn hóa vẫn nên được tiếp tục, ông Salehhuddin Md Salleh khẳng định. Được biết, JKKN có kế hoạch phát triển nội dung video như một phần của giáo trình E-learning (giáo dục trực tuyến), nhằm nâng cao nhận thức và giáo dục nghệ thuật trong các trường học.

“Các tài năng mới và việc nâng cao hoặc đào tạo lại những tài năng hiện tại là rất cần thiết để nuôi dưỡng và phát triển nền tảng tài năng mạnh mẽ cho công nghiệp 4.0. Tài năng này cũng rất cần thiết để ngăn chặn tình trạng mất việc làm do công nghệ gây ra”, ông Salehhuddin Md Salleh lưu ý.

Tiếp đó, ông Salehhuddin Md Salleh nhận định, văn hóa là việc phát triển các kết nối sáng tạo. Cũng giống như khiêu vũ, âm nhạc hay sân khấu, trí tuệ nhân tạo đã trở thành một phương tiện quan trọng để phát triển những mối liên kết này và tiếp cận với nhiều người hơn theo những cách sáng tạo, bất kể vị trí địa lý và nền tảng văn hóa của họ.

Trí tuệ nhân tạo cũng có thể giúp các Chính phủ giải quyết một loạt vấn đề, bao gồm bảo tồn di sản văn hóa, tìm hiểu những gián đoạn liên quan đến các công nghệ mới nổi, đưa giáo dục nghệ thuật đến với giới trẻ và phát triển các chính sách công nhằm thúc đẩy sự sáng tạo và phát triển xã hội.

Ông Salehhuddin Md Salleh cho rằng: “Trí tuệ nhân tạo sẽ đem đến sự kết nối giữa những bộ óc sáng tạo trên thế giới, và xác định cách mà văn hóa có thể nâng cao nhận thức, xây dựng cầu nối và thúc đẩy sự thay đổi tích cực”.

LÊ THẢO

(Lược dịch từ Govinsider)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trí tuệ nhân tạo liệu có thay thế công việc của con người
Trí tuệ nhân tạo liệu có thay thế công việc của con người?

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang là chủ đề công nghệ được chú ý nhất gần đây nhờ sự bùng nổ của ChatGPT. Chatbot được hỗ trợ bởi AI, phát triển bởi OpenAI do Microsoft hậu thuẫn, đã gây ấn tượng với người dùng bởi “sự thông minh”, nổi bật với khả năng trả lời câu hỏi, viết luận và thậm chí tranh luận các vấn đề pháp lý.

Liên Hiệp Quốc cảnh báo AI đe dọa quyền con người
Liên Hiệp Quốc cảnh báo AI đe dọa quyền con người

Liên Hiệp Quốc cảnh báo những tiến bộ gần đây của công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đặt ra mối đe dọa nghiêm trọng cho quyền con người, do đó cần có cơ chế bảo vệ để ngăn các vụ vi phạm.