Thứ Sáu, 01/05/2020 11:10

Hàn Quốc: Nền kinh tế có nguy cơ giảm tốc hơn nữa sau thảm kịch Itaewon

Trên khắp Hàn Quốc, nhiều sự kiện như lễ hội mùa thu và các buổi hòa nhạc K-Pop đã bị hủy bỏ, và các cộng đồng đau buồn đang ngừng các cuộc tụ tập sau khi vụ giẫm đạp tại phố Itaewon ở thủ đô Seoul tối 29/10 vừa qua đã làm thiệt mạng ít nhất 154 người, đe dọa làm giảm tốc độ tăng trưởng hơn nữa của nước này.

Lãnh đạo thế giới chia buồn với Hàn Quốc sau vụ việc ở ItaewonVì sao nữ giới tử vong nhiều hơn nam giới

Người dân Hàn Quốc tưởng niệm các nạn nhân trong vụ giẫm đạp ở Itaewon. Ảnh: Reuters/Vietnamnet

Một buổi hòa nhạc K-pop lớn có tên Busan One Asia Festival, dự kiến diễn ra hôm 30/10 với khoảng 40.000 người tham dự, đã bị hủy bỏ, trong khi hàng chục lễ hội địa phương khác cũng đã không diễn ra như kế hoạch trước đó.

Trên khắp Hàn Quốc, các trường đại học đã hủy bỏ các buổi ngoại khóa cuối tuần và lễ khai mạc sự kiện Korea Sale Festa kéo dài hai tuần - phiên bản Black Friday của Hàn Quốc, đã bị hoãn lại.

Nền kinh tế lớn thứ tư châu Á đang ở trong những ngày quốc tang kéo dài đến 5/11, nhưng các nhà phân tích lo ngại những tổn thương tâm lý do sự đau buồn về thảm kịch trong lễ hội Halloween vừa qua có thể sẽ không nhạt phai nhanh chóng và mang lại một tác động lâu dài đến nền kinh tế, tương tự như năm 2014, khi vụ chìm phà Sewol khiến hơn 295 người thiệt mạng.

Ông Park Sang-hyun, chuyên gia kinh tế của HI Investment & Securities cho rằng “điều này xảy ra khi tâm lý người tiêu dùng trở nên tồi tệ hơn… Những tác động về tâm lý phụ thuộc vào quá trình phục hồi và khắc phục tình hình diễn ra trong bao lâu”.

Tại Busan - thành phố lớn thứ hai của Hàn Quốc, một chương trình bắn pháo hoa quy mô lớn được lên kế hoạch vào ngày 5/11 tới đã bị hoãn vô thời hạn, trong khi ba nhà bán lẻ hàng đầu là Shinsegae, Lotte Shopping và Hyundai Department Store đã hủy bỏ các sự kiện khuyến mãi Halloween. Hòn đảo nghỉ mát phía nam Jeju của Hàn Quốc cũng hủy tổ chức Lễ hội Đi bộ Jeju Olle, vốn dự kiến sẽ diễn ra ​​từ ngày 3-5/11.

Trong những ngày tang thương này, nhiều bộ ngành ở Hàn Quốc đã đình chỉ các cuộc họp giao ban buổi trưa trên các phương tiện truyền thông, trong khi nhiều sự kiện của các công ty cũng bị huỷ bỏ, và các hoạt động ngoại khoá trong ngày tại các trường học đã bị hoãn lại. Hôm qua, Bộ Tài chính Hàn Quốc khuyến nghị các quan chức hủy bỏ “các cuộc tụ họp riêng tư không cần thiết” trong một thông báo bằng văn bản.

Tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc đã giảm tốc trong quý III/2022 do xuất khẩu chậm lại và đồng nội tệ suy yếu.

Dữ liệu thống kê vừa được công bố hôm qua cũng cho thấy nền kinh tế Hàn Quốc đang trên đà lao dốc sâu hơn, với chỉ số hàng đầu được điều chỉnh theo chu kỳ giảm tháng thứ 3 liên tiếp trong tháng 9 xuống 99,2, mức thấp nhất kể từ tháng 8/2020.

Quay trở lại năm 2014, tâm lý người tiêu dùng đã giảm mạnh vào tháng 5 sau vụ chìm phà Sewol, trong khi doanh số bán hàng tại các cửa hàng bách hóa, số lượng khán giả đến rạp chiếu phim và số người đến công viên giải trí cũng đồng loạt giảm.

“Tôi định đưa bố mẹ và lũ trẻ đến Công viên Quốc gia Naejangsan để ngắm những tán lá mùa thu trong vài ngày nhưng giờ đây kế hoạch đã bị huỷ bỏ. Cảm giác thật đau buồn khi có quá nhiều đứa trẻ đã chết…”, Kim Sun-young, một bà nội trợ 37 tuổi ở Seoul, chia sẻ.

BẢO NGHI (Lược dịch từ Reuters)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt
Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt

Công bố của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) trong năm 2022 cho biết, Việt Nam đứng vị trí số 1 trong danh sách 25 nước có thị trường hàng không nội địa phục hồi nhanh nhất thế giới. Ngay từ tháng 4/2022, thị trường vận chuyển hàng không nội địa đã ở mức tương đương cùng kỳ năm 2019, với 69 đường bay đã được tái khai thác, mở mới và tăng tần suất. Nhờ vậy, nhu cầu di chuyển trong giai đoạn cao điểm hè, sản lượng khách nội địa đã hồi phục hoàn toàn và tăng trưởng 40 – 42% so với cùng kỳ năm 2019 trong các tháng 6 - 8/2022.

Các nghị quyết hứa hẹn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội
Các nghị quyết hứa hẹn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội

10 nghị quyết có ý nghĩa quan trọng được HĐND tỉnh thông qua tại Kỳ họp chuyên đề lần thứ chín nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra sáng 20/2. UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Quang Tuấn; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân chủ trì kỳ họp. Tham dự kỳ họp còn có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương.

Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững
Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững

Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đang thúc đẩy chương trình nghị sự năm 2023, nhằm xây dựng một tương lai kiên cường và bền vững, khi các quan chức đến từ 21 nền kinh tế thành viên nhóm họp tại Hội nghị quan chức cấp cao APEC lần thứ nhất và các cuộc họp liên quan.