Thứ Hai, 27/03/2017 14:35

Hàn Quốc xác nhận trường hợp thứ 9 nhiễm virus tả lợn châu Phi

Hàn Quốc đã xác nhận trường hợp thứ 9 nhiễm virus tả lợn châu Phi (ASF), gây ra mối lo ngại về sự lây lan mạnh mẽ của loại virus trên động vật nguy hiểm này gần khu vực biên giới liên Triều.

Trung Quốc mua một lượng lớn đậu nành và thịt lợn từ MỹHàn Quốc: Xuất khẩu thịt lợn vẫn ổn định, bất chấp dịch tả lợnSự kiện kỷ niệm hội nghị thượng đỉnh liên Triều dó nguy cơ bị hủyDịch tả lợn châu Phi bùng phát quy mô lớn ở BulgariaNgành công nghiệp làm đẹp ảnh hưởng bởi căng thẳng thương mại và dịch tả lợn châu PhiTriều Tiên xác nhận bùng phát dịch tả lợn châu PhiHàn Quốc: Xuất khẩu thịt lợn vẫn ổn định, bất chấp dịch tả lợnSự kiện kỷ niệm hội nghị thượng đỉnh liên Triều dó nguy cơ bị hủyTriều Tiên xác nhận bùng phát dịch tả lợn châu Phi

Các nhân viên kiểm dịch đang khử trùng khu vực phát hiện nhiễm virus tả lợn châu Phi (ASF). Ảnh: TTXVN

Trường hợp mắc bệnh mới nhất này được báo cáo là trên đảo Ganghwa, một phần của thành phố Incheon, cách Seoul khoảng 60 km về phía tây, theo Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Nông thôn Hàn Quốc.

Cho đến nay, 5 trong số 9 trường hợp được xác nhận mắc bệnh đến từ Ganghwa, khiến địa phương này trở thành khu vực dễ bị tổn thương nhất đối với căn bệnh lây truyền nguy hiểm ASF.

Trường hợp đầu tiên mắc bệnh trên lợn ở nước này được báo cáo là vào ngày 17 tháng 9. Tất cả các trường hợp sau đó được xác nhận cho đến nay đều ở khu vực gần biên giới liên Triều.

Vào hôm thứ Năm, Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Nông thôn Hàn Quốc đã mở rộng lệnh cấm vận chuyển đối với tất cả các trang trại nuôi lợn, lò mổ và các cơ sở liên quan trên cả nước cho đến thứ Bảy để ngăn chặn sự lây lan của ASF.

Loại virus ASF này vô hại với con người nhưng rất dễ lây lan và gây tử vong cho lợn. Hiện chưa có thuốc chữa bệnh hay vaccine phòng bệnh, và cách duy nhất được sử dụng để ngăn ngừa bệnh lây lan là loại bỏ vật nuôi bị nhiễm virus.

Tính đến sáng thứ Sáu, Hàn Quốc đã tiêu hủy gần 30.000 con lợn trong kế hoạch tiêu hủy dự kiến hơn 60.000 con lợn. Con số này dự kiến tăng hơn nữa khi nhiều trường hợp nhiễm virus ASF đã được xác nhận.

Tất cả các địa phương của tỉnh Gyeonggi và Incheon, cùng với tỉnh Gangwon lân cận, đã được chỉ định là khu vực kiểm soát chặt chẽ, phải triển khai các hoạt động khử trùng và chịu sự kiểm tra nghiêm ngặt hơn.

Các phương tiện vận chuyển gia súc ở phía bắc tỉnh Gyeonggi cũng bị cấm ra ngoài khu vực.

Với thời gian ủ bệnh của virus ASF lên tới 19 ngày, các chuyên gia cho rằng số trường hợp mắc bệnh ASF ở khu vực phía bắc Hàn Quốc có thể sẽ tăng hơn nữa.

Anh Tuấn (Lược dịch từ Yonhap)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngành Y tế tăng cường giám sát dịch bệnh, nhất là khu vực cửa khẩu
Ngành Y tế tăng cường giám sát dịch bệnh, nhất là khu vực cửa khẩu

Thực hiện Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 27/1/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc đôn đốc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, Bộ Y tế đã tổ chức các đoàn công tác do các đồng chí lãnh đạo Bộ là trưởng đoàn, đi kiểm tra công tác phòng, chống, giám sát dịch bệnh, nhất là tại các cửa khẩu để phát hiện sớm, xử lý kịp thời các trường hợp nghi ngờ, trường hợp mắc COVID-19; bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp lễ hội Xuân 2023 và khám chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe Nhân dân tại một số địa phương trọng điểm.

Giám sát tiêu hủy đối với phế liệu tồn đọng
Giám sát tiêu hủy đối với phế liệu tồn đọng

Tổng cục Hải quan vừa yêu cầu cục hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện nghiêm quy định của pháp luật về xử lý hàng hóa tồn đọng trong địa bàn hải quan, Luật Bảo vệ môi trường và chỉ đạo của Tổng cục Hải quan trong việc tiêu hủy, giám sát tiêu hủy đối với phế liệu tồn đọng.