Thứ Sáu, 24/05/2019 17:07

Hội nghị Cấp cao Á-Âu (ASEM) lần thứ 13: Chú trọng chủ nghĩa đa phương, phục hồi sau đại dịch

Trong một thông cáo báo chí, Bộ Ngoại giao Campuchia cho biết nước này sẽ tổ chức Hội nghị Cấp cao Á-Âu lần thứ 13 (ASEM 13) trong hai ngày 25-26/11 theo hình thức trực tuyến, sau 2 lần hội nghị bị hoãn vì đại dịch COVID-19.

Campuchia sẽ tổ chức Hội nghị ASEM 13 theo đúng kế hoạchASEM 12: Đức đề cao thương mại tự do và chủ nghĩa đa phươngASEM 12: Quan hệ đối tác nhằm ứng phó với các thách thức toàn cầu

Hội nghị Cấp cao Á-Âu lần thứ 13 (ASEM 13) sẽ diễn ra trong hai ngày 25-26/11 theo hình thức trực tuyến. Ảnh: asem13.mfaic.gov.kh

Hội nghị ASEM 13 sẽ do Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen chủ trì, với sự tham gia của các nguyên thủ quốc gia, người đứng đầu chính phủ và đại diện cấp cao của 51 nước thành viên ASEM đến từ châu Á và châu Âu, cùng với Chủ tịch Hội đồng châu Âu, Chủ tịch Ủy ban châu Âu, và Tổng thư ký ASEAN.

ASEM 13, với chủ đề “Củng cố chủ nghĩa đa phương vì tăng trưởng chung”, sẽ tạo cơ hội kịp thời cho các nhà lãnh đạo từ cả châu Á và châu Âu tái khẳng định tầm quan trọng của hợp tác ASEM trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu cũng như các vấn đề khu vực, trên cơ sở các bên cùng có lợi, bao gồm vấn đề đại dịch COVID-19 và các tác động kinh tế xã hội kéo theo, thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao Campuchia cho biết.

“Đăng cai ASEM 13 phản ánh cam kết của Campuchia ở mức cao nhất đối với sự tiến bộ của chủ nghĩa đa phương, cũng như sự tham gia tích cực của nước này với cộng đồng quốc tế để giải quyết các thách thức toàn cầu hiện nay và đang nổi lên”, tuyên bố nêu rõ.

Trong cuộc họp kéo dài hai ngày, các nhà lãnh đạo ASEM sẽ thảo luận về vai trò của ASEM trong việc phục hồi chủ nghĩa đa phương vì hòa bình và ổn định toàn cầu, củng cố hệ thống thương mại dựa trên quy tắc, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bao trùm, bền vững cũng như tăng cường kết nối.

Các nhà lãnh đạo ASEM cũng sẽ thảo luận về đại dịch COVID-19 và các phương hướng phục hồi kinh tế - xã hội, trong đó tập trung vào giải quyết các vấn đề do đại dịch gây ra, thúc đẩy phục hồi kinh tế xã hội hậu COVID-19 vì tăng trưởng chung và tái xây dựng một tương lai bền vững.

Theo kế hoạch, ASEM 13 sẽ thông qua ba văn kiện chính, bao gồm tuyên bố của chủ tịch ASEM13, tuyên bố của Phnom Penh về phục hồi kinh tế-xã hội sau COVID-19 và con đường hướng tới việc kết nối ASEM.

ASEM là diễn đàn đối thoại và hợp tác không chính thức, được sáng lập vào năm 1996. Là khuôn khổ đối tác toàn diện kết nối Á-Âu, ASEM đã phát huy vai trò không thể thiếu trong việc tăng cường gắn kết, mở rộng không gian hợp tác, phát triển và liên kết giữa các quốc gia, doanh nghiệp và người dân hai châu lục.

Được biết, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ tham dự ASEM 13 và các hoạt động liên quan từ ngày 25-26/11 theo lời mời của Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen. 

BẢO NGHI (Lược dịch từ China Daily)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Việt Nam góp phần thúc đẩy mối quan hệ hợp tác ASEAN-Italy
Việt Nam góp phần thúc đẩy mối quan hệ hợp tác ASEAN-Italy

Ngày 202/, Ủy ban ASEAN tại Rome (ACR), dưới sự chủ trì của Chủ tịch ACR, Đại sứ Việt Nam tại Italy Dương Hải Hưng đã tổ chức một số cuộc họp với các đối tác quan trọng tại Italy để thảo luận một số đề xuất và dự kiến hợp tác trong thời gian tới.