Thứ Tư, 06/12/2017 07:51

Hướng đến các thành phố xanh, sạch, thông minh hơn sau dịch COVID-19

Các thành phố trên khắp thế giới đang dần tái cấu trúc để thích hợp hơn với tương lai, trong đó xem đại dịch COVID-19 như một cơ hội để đưa ra các giải pháp đô thị hứa hẹn sẽ cải thiện cuộc sống tốt hơn ngay sau khi khủng hoảng sức khỏe qua đi.

Xu hướng tạo nên sự bền vững cho các thành phố thông minhHàn Quốc - ASEAN hợp tác phát triển thành phố thông minhCác thành phố châu Á kêu gọi bảo vệ di sản văn hóa trong bối cảnh hiện đại hóaThành phố thông minh - giải pháp để ASEAN đối phó với biến đổi khí hậuASEAN-Thổ Nhĩ Kỳ thống nhất danh mục lĩnh vực hợp tác ưu tiên đến 2023

Xây dựng các thành phố thích nghi tốt hơn với sự thay đổi của tương lai. Ảnh minh họa: KT/VOV

Cụ thể, các thành phố đang hướng đến mục tiêu xây dựng các không gian xanh hơn trong các khu đô thị, củng cố kết nối, giảm ùn tắc giao thông, tập trung phát triển bền vững và trở nên thích nghi tốt hơn, thông minh hơn với công nghệ.

Trên khắp châu Âu và Bắc Mỹ, những cung đường thường xuyên ùn tắc bởi xe ô tô hiện đang chuyển dần sang ưu tiên nhiều hơn cho người đi bộ và xe đạp. Ở những nơi khác, bao gồm cả Paris thì hiện đang tăng gấp đôi nỗ lực để tạo ra cảnh quan rừng đô thị và xóa bỏ ô nhiễm như một trong những vấn đề quan trọng của kế hoạch dài hơi.

Tuy nhiên, cần phải nhìn nhận rằng dường như có rất ít các cuộc thảo luận về cách thức các thành phố Đông Nam Á có thể thích nghi với một tương lai mới.

COVID-19 đã cùng lúc khiến cả chính quyền địa phương và người dân khu vực thấy được những điểm mạnh và điểm yếu về môi trường đô thị.

Khi mọi người đều phải thực hiện quy định giãn cách xã hội, hạn chế di chuyển, những thách thức mới bắt đầu hình thành. Lúc này, những điều tưởng chừng như hiển nhiên, bao gồm tiếp cận với thiên nhiên, không khí sạch, nước sạch, mạng lưới Internet an toàn ngày càng được đánh giá cao hơn.

Có thể nói, động lực cho sự thay đổi đến vào thời điểm mà các nền kinh tế dễ bị tổn thương nhất.

Giới chuyên gia khẳng định rằng, cuộc sống sẽ không thể trở lại như trước đây. Do đó, các thành phố cần thiết phải thích nghi với hiện thực mới và chấp nhận rằng sẽ không tồn tại các giải pháp phổ quát. Cùng lúc, biến đổi khí hậu dự kiến sẽ đem lại nhiều thách thức hơn liên quan đến cả tự nhiên, môi trường và sức khỏe trong những năm tới.

Sau khảo sát các chuyên gia thiết kế và quy hoạch đô thị hàng đầu khu vực về ý tưởng và khát vọng của họ cho những thành phố xanh hơn, công bằng hơn, kiên cường hơn một khi đại dịch COVID-19 qua đi, các chuyên gia đã đưa ra một số gợi ý bao gồm:

Mật độ hóa sẽ được tái xác định, đặc biệt là ở Singapore. Trong tương lai, với khả năng có thể xảy ra nhiều đại dịch hơn, điều cần thiết là tái sử dụng đất với mật độ phát triển cao, song phải tạo ra sự khác biệt. Điều này đặc biệt quan trọng, nhất là trong quá khứ, sự phát triển với mật độ cao luôn gắn liền với các đám đông.

Đơn cử, tại các trung tâm thương mại, nơi thường xuyên tập trung đông người có thể tăng cường kiểm soát, kết hợp các giải pháp thông minh để quản lý lượng khách.

Để phục vụ cho nhu cầu xã hội của con người, thời gian làm việc có thể sẽ được điều chỉnh để tránh tình trạng tan tầm cùng lúc, gây ách tắc. Một kỷ nguyên mới của sự phát triển với mật độ cao kết hợp với các hoạt động được quản lý tốt ở mật độ thấp hơn, cộng thêm sự tham gia hỗ trợ của công nghệ ảo có thể sẽ nhanh chóng được mở ra. Làm được điều này, những vấn đề liên quan đến tắc nghẽn giao thông, chất lượng không khí và quản lý chất thải hoàn toàn có thể giải quyết.

Ngoài ra, một khi phần lớn người dân làm việc tại nhà, hoặc công ty gần nhà, nhu cầu đi lại của mọi người sẽ thay đổi. Từ đó thúc đẩy mô hình giao thông mới với nhiều tùy chọn di chuyển mới như chuyển từ sử dụng phương tiện công cộng gồm xe buýt, tàu điện ngầm.... sang đạp xe đạp.

Trong bối cảnh mà học trực tuyến đã và đang hỗ trợ ngày càng nhiều hơn cho giáo dục truyền thống, việc ứng dụng cách học thông minh, phù hợp cho từng đối tượng học sinh sẽ ngày càng thúc đẩy hiệu quả học tập. Giới chuyên gia đề xuất cơ sở giáo dục trong tương lai nên chia thành hai nhóm: một cho mẫu giáo và tiểu học; một cho trung học và đại học. Từng cấp, nhóm sẽ được áp dụng những chiến lược và phương tiện hỗ trợ giáo dục khác nhau. Trẻ nhỏ nên được tách thành các nhóm, quản lý so le để được giám sát liên tục.

Mặc dù thanh thiếu niên sẽ ít cần sự giám sát hơn, song các em vẫn sẽ đảm bảo phát triển tốt nhất khi là một phần của trường học. Do đó, xoay vòng hàng tuần giữa học trực tiếp tại trường và học trực tuyến tại nhà sẽ cung cấp cho cả học sinh và giáo viên những đảm bảo cần thiết để phát triển đầy đủ, an toàn.

Bên cạnh nhiều ý kiến, tại các nước khác nhau, mô hình phát triển cũng có thể sẽ được điều chỉnh thích hợp. Tuy nhiên, phần lớn sẽ hướng đến tạo nhiều không gian xanh, thúc đẩy mua sắm trực tuyến, đảm bảo các giải pháp chăm sóc sức khỏe công bằng, tiếp cận đầy đủ đến mọi đối tượng, tăng cường hỗ trợ từ chính phủ để phát triển du lịch theo chiều hướng mới...

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngành Y tế tăng cường giám sát dịch bệnh, nhất là khu vực cửa khẩu
Ngành Y tế tăng cường giám sát dịch bệnh, nhất là khu vực cửa khẩu

Thực hiện Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 27/1/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc đôn đốc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, Bộ Y tế đã tổ chức các đoàn công tác do các đồng chí lãnh đạo Bộ là trưởng đoàn, đi kiểm tra công tác phòng, chống, giám sát dịch bệnh, nhất là tại các cửa khẩu để phát hiện sớm, xử lý kịp thời các trường hợp nghi ngờ, trường hợp mắc COVID-19; bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp lễ hội Xuân 2023 và khám chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe Nhân dân tại một số địa phương trọng điểm.