Chủ Nhật, 26/04/2020 15:11

IEA: Đông Nam Á cần đa dạng hóa nguồn năng lượng

Người đứng đầu Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho rằng, khu vực Đông Nam Á đặc biệt dễ bị tổn thương trước một cuộc khủng hoảng năng lượng, trong bối cảnh nhu cầu năng lượng gia tăng nhanh chóng, và khu vực này cần đa dạng hóa các nguồn nhập khẩu năng lượng.

IEA: Thị trường khí đốt tự nhiên sẽ tiếp tục thắt chặt trong năm 2023OECD: Khủng hoảng năng lượng, lạm phát có nguy cơ đẩy các nền kinh tế lớn vào suy thoái

Giám đốc Điều hành Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), ông Fatih Birol ​phát biểu trong một cuộc họp báo. Ảnh minh họa: IEA/TTXVN

Trong một cuộc phỏng vấn với Hãng Thông tấn CNA bên lề Tuần lễ Năng lượng Quốc tế Singapore (SIEW), sự kiện đang diễn ra từ ngày 25 - 28/10, Giám đốc Điều hành IEA Fatih Birol kêu gọi Đông Nam Á rút kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng năng lượng đang diễn ra ở châu Âu.

Ông Fatih Birol nói thêm, Đông Nam Á cần đầu tư nhiều hơn vào năng lượng sạch, nhằm giảm sự phụ thuộc lâu dài vào nhiên liệu hóa thạch, vốn dễ biến động về giá và có thể dẫn đến những tác động tiêu cực cho nền kinh tế của các quốc gia.

Cụ thể, người đứng đầu IEA nhấn mạnh, Đông Nam Á cần rút kinh nghiệm của châu Âu và đa dạng hóa các nguồn nhập khẩu năng lượng, bao gồm dầu mỏ, khí đốt và than đá. Việc phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch sẽ khiến các quốc gia dễ bị tổn thương trước những biến động về giá ngoài tầm kiểm soát.

Theo ông Fatih Birol, giải pháp tốt nhất trong những trường hợp như vậy là chuyển sang các lựa chọn năng lượng sạch, chẳng hạn như năng lượng mặt trời, thủy điện và năng lượng sinh học, cũng như sử dụng các phương tiện như ô tô điện.

Bên cạnh đó, IEA vẫn tin tưởng rằng, các hệ thống năng lượng bền vững và an toàn hơn có thể sẽ là kết quả của cuộc khủng hoảng năng lượng đang diễn ra. Điều này được thúc đẩy bởi 3 yếu tố chính, bao gồm: an ninh năng lượng, các cam kết khí hậu, và các quốc gia thúc đẩy những giải pháp năng lượng sạch.

Ông Fatih Birol chỉ ra, Mỹ, Nhật Bản, châu Âu, Ấn Độ, và Trung Quốc là những điển hình, nơi mà các Chính phủ đang đưa ra những ưu đãi về thuế, trợ cấp và các hình thức hỗ trợ khác nhau, nhằm khuyến khích việc sử dụng năng lượng tái tạo.

Ngoài ra, Giám đốc Điều hành IEA cũng ghi nhận một sự gia tăng "khổng lồ" trên quy mô toàn cầu trong việc sử dụng ô tô điện; đồng thời cho rằng, chẳng bao lâu nữa, mọi chiếc xe ô tô thứ 2 được bán ra tại Trung Quốc, châu Âu, và Mỹ sẽ là xe điện. Từ đó, ông Fatih Birol nhận định: “Những gì chúng ta có được là một bước ngoặt cho tương lai năng lượng tốt hơn, sạch hơn, và an toàn hơn”.

Lê Thảo (Lược dịch từ CNA)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thổ Nhĩ Kỳ bước vào thế kỷ khí đốt mới
Thổ Nhĩ Kỳ bước vào thế kỷ khí đốt mới

Trữ lượng khí đốt của Thổ Nhĩ Kỳ ở Biển Đen có thể đáp ứng nhu cầu của đất nước trong nhiều thập kỷ tới - RT dẫn lời Bộ trưởng Năng lượng Fatih Donmez tuyên bố tại diễn đàn "Thế kỷ năng lượng của Thổ Nhĩ Kỳ" hôm 30/1.

Năng lượng cho một chu kỳ mới
Năng lượng cho một chu kỳ mới

Với phần lớn mọi người, kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão sắp kết thúc. Tết Nguyên đán, về tự nhiên, là dịp đánh dấu một chu kỳ mới của đất trời; về xã hội, là dịp sống lại những nét đẹp trong truyền thống văn hóa dân tộc, tri ân tổ tiên, nguồn cội. Với người Việt, đây chính là kỳ nghỉ dài nhất trong một năm. Tết năm nay, trừ một số công việc đặc thù, người lao động được nghỉ trọn vẹn 7 ngày. Chưa kể, sau khi “khai xuân” vào ngày 27/1, người lao động tiếp tục được nghỉ cuối tuần hai ngày nữa.