Chủ Nhật, 20/05/2018 22:07

IMF: Nền kinh tế toàn cầu đang phục hồi, nhưng có thể mất đà

Trong một báo cáo mới gửi đến các nền kinh tế lớn thuộc Nhóm 20 nền kinh tế phát triển nhất thế giới (G20), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định, nền kinh tế toàn cầu đang phục hồi từ cuộc khủng hoảng COVID-19, nhưng có dấu hiệu cho thấy đà phục hồi chậm lại ở những quốc gia có tỷ lệ lây nhiễm đang tăng trở lại.

IMF kêu gọi ASEAN đoàn kết chung tay phục hồi nền kinh tếIMF: Nền kinh tế châu Á năm 2020 sẽ giảm tăng trưởng nhiều hơn so với dự báo

Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), bà Kristalina Georgieva. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Báo cáo được công bố trước thềm Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo G20, diễn ra từ ngày 21-22/11 tại thủ đô Riyadh, Saudi Arabia theo hình thức trực tuyến; trong đó nhấn mạnh tính chất không đồng đều của sự phục hồi toàn cầu và cảnh báo cuộc khủng hoảng có nguy cơ sẽ để lại những vết sẹo sâu, và không đồng đều.

Trong một phát biểu liên quan, Tổng Giám đốc IMF, bà Kristalina Georgieva ca ngợi những tiến bộ đáng kể trong việc phát triển vắc-xin để đánh bại loại virus đã cướp đi sinh mạng của hơn 1 triệu người trên toàn cầu, và khiến hàng chục triệu người mất việc làm. Tuy nhiên, bà cảnh báo con đường kinh tế phía trước vẫn còn “khó khăn và có xu hướng chậm lại”.

Hồi tháng trước, IMF dự báo nền kinh tế toàn cầu sẽ thu hẹp 4,4% trong năm 2020, và dự kiến ​​sẽ phục hồi lên mức tăng trưởng 5,2% vào năm 2021; song, IMF cho rằng, triển vọng đối với nhiều thị trường mới nổi đã xấu đi.

Theo bà Kristalina Georgieva, các số liệu thu được kể từ khi dự báo nói trên được đưa ra đã xác nhận sự phục hồi được tiếp tục, khi Mỹ và các nền kinh tế tiên tiến khác báo cáo hoạt động kinh tế mạnh hơn mức dự kiến ​​trong quý III. Tuy nhiên, số liệu gần đây nhất về các ngành dịch vụ tiếp xúc với nhiều người cho thấy, đà phục hồi chậm lại ở các nền kinh tế, nơi đại dịch đang bùng phát trở lại.

Trong khi việc chi tiêu tài khóa trị giá gần 12 nghìn tỷ USD và các chính sách tiền tệ đã ngăn chặn được những hậu quả thậm chí còn tồi tệ hơn, thì tình trạng nghèo đói và bất bình đẳng đang gia tăng, và cần nhiều sự hỗ trợ hơn, IMF nói thêm. Những đợt bùng phát mới và các biện pháp hạn chế đi lại nghiêm ngặt hơn, cùng sự chậm trễ trong việc phát triển và phân phối vắc-xin có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng, tăng nợ công và làm trầm trọng thêm tình trạng suy thoái kinh tế.

Qua đó, Tổng Giám đốc IMF kêu gọi các quốc gia G20 hành động nhanh chóng và đoàn kết để tiếp tục hỗ trợ và đảm bảo có đủ vắc-xin trên khắp thế giới; đồng thời cảnh báo rằng, không sự phục hồi nào có thể được duy trì, trừ khi đại dịch bị đánh bại ở mọi nơi.

Bà Kristalina Georgieva cũng hối thúc các nhà lãnh đạo G20 cam kết tăng cường đầu tư vào công nghệ xanh và tăng giá carbon; ước tính hành động này có thể thúc đẩy tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu và tạo ra khoảng 12 triệu việc làm trong một thập kỷ.

LÊ THẢO

(Lược dịch từ Reuters)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt
Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt

Công bố của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) trong năm 2022 cho biết, Việt Nam đứng vị trí số 1 trong danh sách 25 nước có thị trường hàng không nội địa phục hồi nhanh nhất thế giới. Ngay từ tháng 4/2022, thị trường vận chuyển hàng không nội địa đã ở mức tương đương cùng kỳ năm 2019, với 69 đường bay đã được tái khai thác, mở mới và tăng tần suất. Nhờ vậy, nhu cầu di chuyển trong giai đoạn cao điểm hè, sản lượng khách nội địa đã hồi phục hoàn toàn và tăng trưởng 40 – 42% so với cùng kỳ năm 2019 trong các tháng 6 - 8/2022.

Các nghị quyết hứa hẹn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội
Các nghị quyết hứa hẹn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội

10 nghị quyết có ý nghĩa quan trọng được HĐND tỉnh thông qua tại Kỳ họp chuyên đề lần thứ chín nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra sáng 20/2. UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Quang Tuấn; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân chủ trì kỳ họp. Tham dự kỳ họp còn có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương.

Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững
Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững

Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đang thúc đẩy chương trình nghị sự năm 2023, nhằm xây dựng một tương lai kiên cường và bền vững, khi các quan chức đến từ 21 nền kinh tế thành viên nhóm họp tại Hội nghị quan chức cấp cao APEC lần thứ nhất và các cuộc họp liên quan.