Thứ Sáu, 15/03/2019 09:35

Khai mạc khóa họp thứ 76 Đại hội đồng Liên Hợp quốc

Phát biểu tại lễ khai mạc khóa Đại hội đồng 76 của Liên Hợp quốc, Tổng thư ký Guterres nhấn mạnh thế giới phải tập trung chống đại dịch, kẻ thù chung của loài người.

Các ưu tiên của EU tại phiên họp thứ 76 của Đại hội đồng Liên hợp quốcLiên Hiệp quốc: Bình đẳng vaccine COVID-19 là “vấn đề cấp bách nhất”

(Ảnh minh họa: UN/TTXVN phát)

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres ngày 14/9 kêu gọi thế giới hãy nỗ lực hơn nữa trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19, tình trạng biến đổi khí hậu và chấm dứt chia rẽ, thu hẹp khoảng cách bất bình đẳng do chính con người tạo ra.

Theo phóng viên TTXVN tại New York, phát biểu tại lễ khai mạc khóa Đại hội đồng 76 của Liên hợp quốc (UNGA76), Tổng thư ký Guterres nhấn mạnh thế giới phải tập trung chống đại dịch, kẻ thù chung của loài người, cần tăng tốc chiến đấu với dịch hiệu quả hơn bằng cách cung cấp vaccine, thiết bị y tế, và phác đồ điều trị cho tất cả mọi người trên thế giới.

Ông cũng khẳng định mong muốn các nước hãy cam kết và giữ cam kết với những mục tiêu ứng phó biến đổi khí hậu sẽ được đưa ra tại Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) tại Glasgow sắp tới.

Người đứng đầu Liên hợp quốc cũng kêu gọi chấm dứt chiến tranh trên khắp hành tinh, nhất là trong thời điểm hiện nay khi thế giới có quá nhiều thách thức và chia rẽ trong nhiều lĩnh vực, nhất là khoảng cách giữa người giàu và người nghèo, giữa một bộ phận những người có tất cả điều kiện vật chất tốt nhất và cộng đồng những người không có được những điều kiện sống cơ bản nhất như thức ăn, nước uống và dịch vụ y tế.

Ông đề cập nhiều trẻ em còn chưa có cơ hội đến trường, chưa được phát triển kỹ năng để có được cuộc sống tốt hơn trong tương lai cũng chính bởi rào cản đói nghèo hoặc bất bình đẳng giới.

Đặc biệt, ông nhấn mạnh khoảng cách lớn giữa những người đã được tiêm chủng trong khi hàng triệu triệu người khác vẫn không thể tiếp cận vaccine COVID-19 và khoảng cách này lại do chính con người tạo ra, do chính các hệ thống kinh tế dựng lên rào cản đối với những người nghèo, và những người dễ bị tổn thương nhất.

Ông chỉ ra rằng chính tư tưởng muốn thống trị về chính trị là nguyên nhân gây ra bất ổn xã hội, gây mất lòng tin, là nguyên nhân gây ra khủng bố và các cuộc xung đột vũ trang trên thế giới.

Tuy nhiên, những thách thức này hoàn toàn có thể hóa giải nếu các nước thành viên Liên hợp quốc cùng đoàn kết hợp tác trên tinh thần của chủ nghĩa đa phương.

Tổng thư ký Guterres cũng nhấn mạnh thế giới cần nỗ lực hơn nữa để đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) mà Liên hợp quốc đã đề ra, nhất là trong bối cảnh nhiều thành tựu về phát triển của thế giới đã bị đẩy lùi ngược lại khá nhiều do đại dịch COVID-19.

Ông cũng không quên kêu gọi cộng đồng quốc tế hãy tái cam kết theo đuổi những giá trị cốt lõi mà Liên hợp quốc đã khởi xướng ngay từ những ngày đầu tiên tổ chức đa phương lớn nhất hành tinh được thành lập./.

Theo Vietnam+

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Những bức ảnh xúc động kể chuyện đại dịch
Những bức ảnh xúc động kể chuyện đại dịch

Đại dịch đã cơ bản được khống chế nhưng kí ức về nó vẫn luôn ám ảnh với mọi người. Với những người thiện nguyện lao vào tâm dịch để giúp đỡ đồng bào đó là những giây phút khó quên và nếu được chọn lại họ vẫn chọn đi theo tiếng gọi con tim, lao vào chỗ hiểm nguy để cứu người.

IFRC Thế giới vẫn thiếu chuẩn bị cho các đại dịch tiếp theo
IFRC: Thế giới vẫn thiếu chuẩn bị cho các đại dịch tiếp theo

Trong một báo cáo vừa được công bố ngày 30/1, Liên đoàn Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế (IFRC) cảnh báo rằng tất cả các nước trên thế giới vẫn chưa có sự chuẩn bị để đối phó với đại dịch tiếp theo. Đồng thời, IFRC cho biết các cuộc khủng hoảng y tế trong tương lai cũng có thể xảy ra cùng lúc khi các thảm họa liên quan đến khí hậu ngày càng gia tăng.

Châu Á nỗ lực bình thường mới sau dịch COVID-19
Châu Á nỗ lực bình thường mới sau dịch COVID-19

Khi đại dịch COVID-19 mới bùng phát, nhiều người lo ngại rằng nó sẽ đặt ra một thách thức vô cùng nguy hiểm đối với châu Á, do mật độ dân số và chi tiêu chăm sóc sức khỏe của khu vực thấp hơn so với phần còn lại của thế giới phát triển.