Thứ Sáu, 03/11/2017 16:12

Kinh tế châu Âu bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất lịch sử do đại dịch

Nền kinh tế châu Âu đã giảm 3,8% trong quý I năm nay, trong bối cảnh các hoạt động kinh doanh bị đóng băng do các lệnh phong toả nhằm ngăn chặn sự lây lan của đại dịch COVID-19.

Mở cửa lại kinh tế hay sức khoẻ cộng đồng?12 nước thống nhất giảm thiểu tác động của đại dịch lên kinh tế toàn cầu

Đại dịch khiến nền kinh tế Italy rơi vào suy thoái. Ảnh: Reuters/VOV

Các nhà phân tích cho biết, đây là mức giảm lớn nhất kể từ khi các số liệu thống kê bắt đầu được ghi nhận từ năm 1995. Mức giảm này thậm chí còn cao hơn cả đợt sụt giảm giữa cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu trong quý I/2009, sau khi Ngân hàng đầu tư Lehman Brothers của Mỹ tuyên bố phá sản.

Tuy nhiên, nhờ sự hỗ trợ của chính phủ, tình trạng thất nghiệp chỉ tăng nhẹ ngay cả khi các lệnh đóng cửa được thực hiện ở quy mô lớn. Theo Cơ quan thống kê châu Âu Eurostat, tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 3/2020 ở khu vực này chỉ tăng 0,1% lên 7,4%, so với mức 7,3% của một tháng trước đó. Hàng triệu công nhân đang được hỗ trợ bởi các chương trình tạm thời trong thời gian ngắn, theo đó chính phủ sẽ trả phần lớn tiền lương của họ để đổi lại việc các công ty đồng ý không sa thải người lao động.

Trong khi đó, số liệu từ các quốc gia khu vực đồng euro cho thấy, cả Pháp và Italy đang đều rơi vào suy thoái. Nền kinh tế Pháp giảm 5,8%, mức cao nhất kể từ khi cơ quan thống kê của quốc gia này bắt đầu giữ dữ liệu vào năm 1949. Sự sụt giảm đặc biệt rõ rệt trong các dịch vụ liên quan đến tương tác trực diện, như khách sạn và nhà hàng, cửa hàng bán lẻ, vận chuyển và xây dựng.

Đến thời điểm hiện tại, một số lệnh phong toả đã được nới lỏng cho một số doanh nghiệp ở một số quốc gia, nhưng các ngành công nghiệp lớn như khách sạn, hàng không và du lịch vẫn đang trong tình trạng đóng băng sâu và có triển vọng phục hồi không chắc chắn.

Trong bối cảnh đó, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đang tăng cường các nỗ lực để thúc đẩy nền kinh tế chống lại sự suy thoái kỷ lục mà Chủ tịch ECB Christine Lagarde cho là có cường độ và tốc độ chưa từng có trong thời bình.

Theo đó, ECB trong tuần trước đã hạ lãi suất đối với các khoản vay dài hạn mà nó cung cấp cho các ngân hàng. ECB cũng công bố một loạt các hạn mức tín dụng mới cho các ngân hàng với lãi suất âm, có nghĩa là các ngân hàng được trả tiền thưởng như một động lực để vay và cho vay.

Ngân hàng đã đưa ra một chương trình mua trái phiếu trị giá 750 tỷ euro, giúp che giấu chi phí vay đối với các chính phủ mắc nợ nhiều như Ý và nới lỏng các yêu cầu tài chính đối với đệm vốn ngân hàng để cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng không biến thành khủng hoảng thị trường tài chính.

BẢO NGHI (Lược dịch từ AP & ABC News)

 

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt
Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt

Công bố của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) trong năm 2022 cho biết, Việt Nam đứng vị trí số 1 trong danh sách 25 nước có thị trường hàng không nội địa phục hồi nhanh nhất thế giới. Ngay từ tháng 4/2022, thị trường vận chuyển hàng không nội địa đã ở mức tương đương cùng kỳ năm 2019, với 69 đường bay đã được tái khai thác, mở mới và tăng tần suất. Nhờ vậy, nhu cầu di chuyển trong giai đoạn cao điểm hè, sản lượng khách nội địa đã hồi phục hoàn toàn và tăng trưởng 40 – 42% so với cùng kỳ năm 2019 trong các tháng 6 - 8/2022.

Các nghị quyết hứa hẹn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội
Các nghị quyết hứa hẹn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội

10 nghị quyết có ý nghĩa quan trọng được HĐND tỉnh thông qua tại Kỳ họp chuyên đề lần thứ chín nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra sáng 20/2. UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Quang Tuấn; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân chủ trì kỳ họp. Tham dự kỳ họp còn có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương.

Hội nghị các Bộ trưởng Tài chính G20 tập trung bàn về vấn đề nợ và tiền điện tử
Hội nghị các Bộ trưởng Tài chính G20 tập trung bàn về vấn đề nợ và tiền điện tử

Các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng trung ương của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) sẽ nhóm họp tại Ấn Độ vào tuần tới để thảo luận về vấn đề nợ đang gia tăng giữa các nước đang phát triển, quy định về tiền điện tử và nỗi lo suy thoái toàn cầu.