Chủ Nhật, 01/03/2020 11:11

Kinh tế Hàn Quốc tăng trưởng nhanh hơn trong quý 2 năm 2022

GDP của Hàn Quốc trong quý 2 tăng 0,7% so với quý 1, tốc độ tăng trưởng theo quý nhanh hơn được cho là nhờ chi tiêu tiêu dùng tăng mạnh khi các hạn chế liên quan đến đại dịch COVID-19 được nới lỏng.

Nhiều nền kinh tế lớn dự báo sẽ suy thoái trong 12 tháng tớiHàn Quốc quyết định gia nhập hiệp định CPTPPTăng trưởng xuất khẩu của Hàn Quốc cho thấy nhu cầu toàn cầu phục hồi

Một quầy bán hải sản tại chợ ở Seoul (Hàn Quốc). Ảnh: AFP/TTXVN

Số liệu của Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) công bố ngày 1/9 cho thấy nền kinh tế nước này tăng trưởng với tốc độ nhanh hơn trong quý 2 năm 2022 nhờ chi tiêu tiêu dùng tăng, sau khi các biện pháp giãn cách xã hội được nới lỏng.

GDP của Hàn Quốc trong quý 2 tăng 0,7% so với quý 1. Tốc độ tăng trưởng theo quý nhanh hơn được cho là nhờ chi tiêu tiêu dùng tăng mạnh khi các hạn chế liên quan đến đại dịch COVID-19 được nới lỏng.

Vào giữa tháng Tư, chính phủ Hàn Quốc đã dỡ bỏ hầu hết các hạn chế nhằm kiểm soát dịch, trừ quy định về đeo khẩu trang, và coi đây như một phần trong nỗ lực để đưa cuộc sống trở lại bình thường như trước đại dịch.

Chi tiêu tiêu dùng trong quý 2 năm 2022 tăng 2,9% nhờ chi tiêu cho thực phẩm, nhà ở và các hoạt động ngoài trời khác tăng. Trong khi đó, chi tiêu của chính phủ Hàn Quốc cũng tăng 0,7%. Đầu tư vào xây dựng tăng 0,2% và đầu tư cơ sở vật chất tăng 0,4% nhờ tăng chi tiêu cho máy móc.

So với các ước tính trước đó của BoK, tăng trưởng chi tiêu tiêu dùng đã được điều chỉnh giảm 1 điểm phần trăm, trong khi chi tiêu của chính phủ và đầu tư xây dựng giảm 0,4 điểm phần trăm. Trong khi đó, đầu tư cơ sở vật chất đã được điều chỉnh tăng 1,5 điểm phần trăm.

Ngược lại, xuất khẩu của Hàn Quốc ghi nhận mức giảm 3,1%, với xuất khẩu các sản phẩm hóa chất và kim loại bị sụt giảm. Nhập khẩu giảm 1% với các mặt hàng là dầu thô và khí đốt tự nhiên.

Nền kinh tế Hàn Quốc hiện đang đối mặt với sự bất ổn ngày càng tăng từ trong và ngoài nước, trong bối cảnh lo ngại rằng việc các nền kinh tế lớn như Mỹ nhanh chóng thắt chặt chính sách tiền tệ có thể dẫn đến nguy cơ suy thoái của nền kinh tế toàn cầu.

Đặc biệt, xuất khẩu của Hàn Quốc cũng đang có dấu hiệu mất động lực khi đối mặt với nguy cơ suy thoái và các biện pháp phong tỏa liên quan đến đại dịch COVID-19 ở Trung Quốc. Số liệu của chính phủ Hàn Quốc cho thấy các lô hàng xuất đi Trung Quốc trong tháng 7/2022 đã giảm 2,5% so với một năm trước đó.

Tiêu dùng cũng được dự báo sẽ chậm lại do BoK đã liên tiếp tăng lãi suất cơ bản để kiềm chế lạm phát tăng nhanh và điều này có thể làm giảm sức mua của người dân.

BoK đã tăng lãi suất cơ bản thêm 2 điểm phần trăm lên 2,5%, trong đó có lần tăng 0,5 điểm phần trăm và 0,25 điểm phần trăm gần đây nhất vào tháng Bảy và tháng Tám năm 2022.

Trước đó, BoK trước đó đã điều chỉnh giảm triển vọng tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc trong năm 2022 từ mức 2,7% xuống còn 2,6%. Bên cạnh đó, triển vọng lạm phát của Hàn Quốc trong năm 2022 cũng được nâng từ mức 4,6% lên 5,2%.

Nền kinh tế Hàn Quốc tăng trưởng 4,1% vào năm 2021, mức tăng trưởng nhanh nhất kể từ năm 2010 với 6,8%.

Theo Vietnam+

 

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt
Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt

Công bố của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) trong năm 2022 cho biết, Việt Nam đứng vị trí số 1 trong danh sách 25 nước có thị trường hàng không nội địa phục hồi nhanh nhất thế giới. Ngay từ tháng 4/2022, thị trường vận chuyển hàng không nội địa đã ở mức tương đương cùng kỳ năm 2019, với 69 đường bay đã được tái khai thác, mở mới và tăng tần suất. Nhờ vậy, nhu cầu di chuyển trong giai đoạn cao điểm hè, sản lượng khách nội địa đã hồi phục hoàn toàn và tăng trưởng 40 – 42% so với cùng kỳ năm 2019 trong các tháng 6 - 8/2022.

Các nghị quyết hứa hẹn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội
Các nghị quyết hứa hẹn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội

10 nghị quyết có ý nghĩa quan trọng được HĐND tỉnh thông qua tại Kỳ họp chuyên đề lần thứ chín nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra sáng 20/2. UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Quang Tuấn; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân chủ trì kỳ họp. Tham dự kỳ họp còn có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương.

Hội nghị các Bộ trưởng Tài chính G20 tập trung bàn về vấn đề nợ và tiền điện tử
Hội nghị các Bộ trưởng Tài chính G20 tập trung bàn về vấn đề nợ và tiền điện tử

Các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng trung ương của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) sẽ nhóm họp tại Ấn Độ vào tuần tới để thảo luận về vấn đề nợ đang gia tăng giữa các nước đang phát triển, quy định về tiền điện tử và nỗi lo suy thoái toàn cầu.

Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững
Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững

Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đang thúc đẩy chương trình nghị sự năm 2023, nhằm xây dựng một tương lai kiên cường và bền vững, khi các quan chức đến từ 21 nền kinh tế thành viên nhóm họp tại Hội nghị quan chức cấp cao APEC lần thứ nhất và các cuộc họp liên quan.