Thứ Sáu, 30/11/2018 15:20

Làn sóng COVID-19 mới kìm hãm sự phục hồi kinh tế của Đông Nam Á

Các tác động kéo dài của đại dịch cùng với sự gia tăng số ca nhiễm COVID-19 gần đây đã kìm hãm sự phục hồi kinh tế của các nước trong khu vực Đông Nam Á. Kể từ khi đợt bùng phát dịch mới nhất xảy ra vào giữa tháng 4, nhiều quốc gia ASEAN đã chứng kiến ​​sự tăng vọt về số ca nhiễm và tử vong do COVID-19.

Thái Lan sẵn sàng mở rộng hợp tác toàn diện cho thế giới hậu đại dịchThương mại, sản xuất thúc đẩy sự phục hồi kinh tế của các nước ASEAN-6Các nước nỗ lực tiêm chủng, phục hồi nền kinh tế sau đại dịchASEAN xem xét triển khai chứng nhận vaccine COVID-19 kỹ thuật sốNhiều dấu hiệu khả quan rằng ASEAN sẽ phục hồi vào năm 2021

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân ở Thái Lan. Ảnh: Bangkok Post/Nhandan

Tại Thái Lan, quốc gia này đã chứng kiến ​​tổng số ca nhiễm COVID-19 tăng từ dưới 14.000 ca vào cuối tháng 1/2021 lên đến hơn 135.000 ca vào cuối tháng 5.

Campuchia cũng chứng kiến ​​mức tăng đột biến số ca nhiễm trong tháng 4, dẫn đến lệnh phong toả 3 tuần ở thủ đô Phnom Penh khiến nhiều người gặp khó khăn trong việc tiếp cận các nhu cầu thiết yếu như thực phẩm.

Philippines và Indonesia là những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong khu vực khi kể từ đầu năm 2020 đến nay, mỗi nước ghi nhận hơn 1,7 triệu ca dương tính với virus SARS-CoV-2, dẫn đến những căng thẳng nghiêm trọng trong hệ thống chăm sóc sức khỏe quốc gia.

Thống kê cho thấy có ít nhất 3,4 triệu người Philippines vẫn không có việc làm vì đợt tái bùng phát đại dịch gần đây nhất đã dẫn đến tình trạng đóng cửa kéo dài ở thủ đô và nhiều tỉnh lân cận. Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp ở Philippines đã giảm từ mức cao 17,6% hồi tháng 4/2020 xuống còn 7,1% vào tháng 3/2021, nhưng triển vọng kinh tế của quốc gia này vẫn thuộc hàng ảm đạm nhất trong khu vực, đặc biệt là đối với tầng lớp lao động. Tỷ lệ phục hồi tình trạng thất nghiệp của Philippines vẫn thấp nhất trong các nền kinh tế mới nổi ở châu Á, khiến nhiều người bị giảm hoặc thậm chí không có thu nhập.

Theo một cuộc khảo sát của chính phủ được công bố vào tháng 4, ước tính cứ 10 người Philippines thì có khoảng 6 người đã trải qua một số hình thức mất an ninh lương thực vào cuối năm ngoái.

Làm tê liệt quá trình phục hồi 

Trước khi đợt bùng phát COVID-19 mới nhất xảy ra, các nền kinh tế ASEAN nhìn chung đều được tận dụng được lợi thế khi các biện pháp hạn chế được nới lỏng: 6 nền kinh tế lớn nhất khu vực đều có tín hiệu cải thiện sau những sụt giảm nghiêm trọng từ quý III/2020. 

Tuy nhiên, Philippines vẫn là nước phục hồi chậm nhất trong khu vực do nền kinh tế của nước này tiếp tục giảm 4,2% trong quý I/2021. Một số quốc gia khác cũng đối mặt với mức tăng trưởng âm như Thái Lan (-2,6%), Indonesia (-0,7%), Malaysia (-0,5%)… do các đợt bùng phát COVID-19 cục bộ, làm gián đoạn các hoạt động kinh tế trong quý.

Trong khi đó, tại Campuchia, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) kỳ vọng sẽ có sự tăng trưởng kinh tế tích cực trong suốt cả năm 2021, nhưng cảnh báo rằng sự phục hồi không đồng đều sẽ tiếp tục gây áp lực kinh tế lớn lên nhiều hộ gia đình.

Đáng chú ý, một báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) công bố vào tháng 4 cho thấy chỉ có Trung Quốc và Việt Nam là những quốc gia duy nhất ở châu Á đang trên đà phục hồi kinh tế nhanh chóng, điều này có nghĩa là phần lớn người nghèo trong khu vực sẽ tiếp tục đối mặt với sự bất ổn kinh tế đáng kể.

Vào thời điểm phát hành báo cáo, phó chủ tịch WB phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương cho biết cú sốc kinh tế do đại dịch COVID-19 gây ra “đã làm trì trệ quá trình giảm nghèo và làm gia tăng tình trạng bất bình đẳng” trong khu vực. Báo cáo chỉ ra rằng năm 2020 là năm đầu tiên trong nhiều thập kỷ, tiến trình giảm tỷ lệ đói nghèo ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương bị đình trệ. Theo đó, khoảng 32 triệu người trên khắp châu Á đang trên tiến trình thoát nghèo vào năm 2020 đã không thể đạt được mục tiêu đó do tác động của đại dịch.

Cần tăng cường tài trợ cho các mạng lưới an sinh xã hội

Theo Anne Booth, một nhà kinh tế học của Đại học SOAS London, những thiệt hại kinh tế do COVID-19 ở châu Á có thể gây ra những hậu quả không ngừng đối với tình trạng nghèo đói trong khu vực.

Bà cho rằng mặc dù phần lớn sự gia tăng nghèo đói tập trung ở các khu vực thành thị, nhưng đại dịch đã bộc lộ rõ những điểm yếu trong các dịch vụ xã hội trên toàn khu vực, từ đó sẽ tác động đến người nghèo ở khắp mọi nơi trong tương lai.

Mặc dù các chương trình hỗ trợ kinh tế đã giúp giảm thiểu sự gia tăng tình trạng nghèo đói ở các nước ASEAN, nhưng nhiều người dân vẫn đang phải vật lộn để kiếm sống. Ở Thái Lan, dù chính phủ đã tung gói kích thích tổng cộng hơn 63 tỷ USD, nhưng 1,5 triệu người Thái đã rơi vào cảnh nghèo đói trong năm 2020 - tăng hơn 40%.

Ngoài ra, chiến lược gia Margaret Yang từ Daily FX tại Singapore cho rằng tiến độ tiêm chủng tương đối chậm trong khu vực và các chủng virus đột biến có thể tạo thêm những bất ổn cho tốc độ phục hồi kinh tế. Đồng thời, tiến trình phục hồi cũng không đồng đều giữa các lĩnh vực khác nhau và các quốc gia khác nhau. Khoảng cách này có thể tiếp diễn trong quý II khi các nền kinh tế phải vật lộn với làn sóng bùng phát mới, lạm phát và thất nghiệp.

Theo các chuyên gia kinh tế, mặc dù các chính phủ cần cân nhắc ngân sách khi vạch ra các ưu tiên chi tiêu, nhưng trước sự gia tăng số ca nhiễm COVID-19 hiện nay, việc tăng cường bảo trợ xã hội trong khu vực là rất cần thiết, nhất là khi các nền kinh tế yếu kém bắt đầu hướng tới sự phục hồi.

Song song đó, khi các đợt tiêm chủng trên toàn khu vực được đẩy mạnh vào nửa cuối năm 2021, các nước có thể bắt đầu kỳ vọng vào các điều kiện kinh tế ổn định hơn. Với việc tập trung vào các kế hoạch phục hồi dài hạn, các nhà lãnh đạo có thể giảm thiểu thiệt hại kinh tế từ các cuộc khủng hoảng tương tự trong tương lai.

TỐ QUYÊN (Tổng hợp và lược dịch từ ASEAN Today & Nikkei)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt
Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt

Công bố của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) trong năm 2022 cho biết, Việt Nam đứng vị trí số 1 trong danh sách 25 nước có thị trường hàng không nội địa phục hồi nhanh nhất thế giới. Ngay từ tháng 4/2022, thị trường vận chuyển hàng không nội địa đã ở mức tương đương cùng kỳ năm 2019, với 69 đường bay đã được tái khai thác, mở mới và tăng tần suất. Nhờ vậy, nhu cầu di chuyển trong giai đoạn cao điểm hè, sản lượng khách nội địa đã hồi phục hoàn toàn và tăng trưởng 40 – 42% so với cùng kỳ năm 2019 trong các tháng 6 - 8/2022.

Việt Nam góp phần thúc đẩy mối quan hệ hợp tác ASEAN-Italy
Việt Nam góp phần thúc đẩy mối quan hệ hợp tác ASEAN-Italy

Ngày 202/, Ủy ban ASEAN tại Rome (ACR), dưới sự chủ trì của Chủ tịch ACR, Đại sứ Việt Nam tại Italy Dương Hải Hưng đã tổ chức một số cuộc họp với các đối tác quan trọng tại Italy để thảo luận một số đề xuất và dự kiến hợp tác trong thời gian tới.