Thứ Hai, 23/10/2017 20:28

LHQ kêu gọi chống biến đổi khí hậu như chống COVID-19

Thế giới cần chống lại biến đổi khí hậu với quyết tâm giống như quyết tâm mà thế giới đang thể hiện trong cuộc chiến chống lại đại dịch COVID-19, Tờ Devdiscourse ngày 23/4 dẫn nguồn tin từ Liên Hiệp quốc (LHQ) cho biết.

WHO: “Thế giới sẽ phải sống chung lâu dài với virus SARS-CoV-2”Hàng nghìn địa chỉ email và mật khẩu của WHO, NIH, CDC bị đánh cắpCơ sở lưu trú, quán cà phê, nhà hàng dịch vụ ăn uống… được mở cửa từ 23/4

Biến đổi khí hậu gây ra nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan. Ảnh minh hoạ: AFP/TTXVN

Theo Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) của LHQ, đã đến lúc làm chậm lại hiện tượng biến đổi khí hậu, khi tác động của hiện tượng này đối với hành tinh đã "đạt đến đỉnh điểm" trong 5 năm qua, thời gian nóng nhất trong lịch sử được ghi nhận.

Xu hướng này được dự báo ​​sẽ tiếp diễn. Mức độ CO2 tại một trạm quan sát toàn cầu chủ chốt đã được ghi nhận ở mức cao hơn khoảng 26% so với năm 1970, trong khi nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng 0,86 độ C trong thời gian nói trên. Nhiệt độ cũng ấm hơn 1,1 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp, WMO cho hay.

Đáng chú ý, cuộc khủng hoảng COVID-19 đang làm trầm trọng thêm các tác động kinh tế và xã hội của biến đổi khí hậu; chẳng hạn như, đại dịch khiến việc bảo đảm cho mọi người an toàn trước những cơn bão nhiệt đới trở nên khó khăn hơn.

Tổng thư ký WMO, ông Petteri Taalas khẳng định, thất bại trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu có thể đe dọa đến sự hạnh phúc của người dân, cũng như các hệ sinh thái và các nền kinh tế "trong nhiều thế kỷ" sắp tới. "Chúng ta cần thể hiện quyết tâm và sự đoàn kết tương tự để chống lại biến đổi khí hậu, như chống lại COVID-19", với những hành động không chỉ trong ngắn hạn "mà còn cho nhiều thế hệ phía trước", ông Petteri Taalas kêu gọi.

Bên cạnh đó, nhà hoạt động khí hậu Thụy Điển, bà Greta Thunberg cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải giải quyết "hai cuộc khủng hoảng cùng một lúc". Bà cho rằng, biến đổi khí hậu "là một mối đe dọa trực tiếp, ngay cả khi nó có thể không trực tiếp như COVID-19, hiện tượng này vẫn sẽ tác động đến chính chúng ta. Chúng ta cần giải quyết vấn đề này ngay bây giờ”.

LÊ THẢO

(Lược dịch từ Devdiscourse)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tranh biện giao thông xanh dành cho sinh viên
Tranh biện giao thông xanh dành cho sinh viên

Đó là nội dung cuộc thi do Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) phối hợp với Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp & Nghề công tác xã hội Việt Nam tổ chức các vòng sơ khảo ở ba khu vực bắc, trung, nam từ 8/2-15/3; trong đó tại khu vực miền Trung sẽ tổ chức tại TP. Huế vào ngày 6/3. Vòng chung kết sẽ diễn ra tại Hà Nội vào ngày 15/3.

Chuyển đổi hệ thống lương thực là yếu tố quan trọng hướng tới phát triển bền vững
Chuyển đổi hệ thống lương thực là yếu tố quan trọng hướng tới phát triển bền vững

Các quốc gia sẽ xem xét tiến trình hướng đến việc chuyển đổi các hệ thống lương thực trên toàn thế giới tại một hội nghị thượng đỉnh dự kiến sẽ được tổ chức ở thủ đô Rome (Italy) vào tháng 7 này. Đây là thông tin vừa được Phó Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc (LHQ) Amina Mohammed và Phó Thủ tướng Italy Antonio Tajani công bố.