Thứ Bảy, 13/04/2019 17:18

Malaysia đang trong quá trình sửa đổi đạo luật để phê chuẩn hiệp định RCEP

Thứ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp Quốc tế Malaysia Lim Ban Hong cho biết, chính phủ nước này đang chỉnh sửa dự thảo sửa đổi 3 đạo luật trước khi Malaysia tiến đến phê chuẩn Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).

Trung Quốc nộp văn kiện phê chuẩn RCEP cho Tổng thư ký ASEANSingapore là nước đầu tiên phê chuẩn hiệp định RCEPRCEP thúc đẩy quan hệ Trung Quốc - ASEAN, hỗ trợ phục hồi kinh tếHiệp định RCEP: Nhật Bản và các nước chờ đợi sự trở lại của Ấn ĐộRCEP: Tăng cường lợi ích thương mại châu Á - Thái Bình Dương

Hiệp định RCEP được ký kết ngày 15/11/2020 bởi 15 quốc gia gồm 10 nước thành viên ASEAN và 5 đối tác đối thoại. Ảnh minh họa: TTXVN/VTV.vn

Những điều luật sửa đổi bao gồm Đạo luật Sáng chế 1983, Đạo luật Bản quyền 1987 và Đạo luật Nhãn hiệu 2019 dưới sự xem xét của Bộ Nội thương và Các vấn đề người tiêu dùng của Malaysia. Dự kiến dự thảo sửa đổi sẽ đưa ra Nghị viện vào cuối năm nay.

“Để hoàn thành quá trình phê chuẩn RCEP, các đạo luật này cần được sửa đổi. Điều này là cần thiết để đảm bảo rằng nó phù hợp với các nghĩa vụ và cam kết của Malaysia theo thảo thuận RCEP”. Thứ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp Quốc tế Malaysia Lim Ban Hong cho hay.

Đây là những thông tin trong số những vấn đề Thứ trưởng Lim Ban Hong trả lời Thượng nghị sĩ  Lim Hui Ying – người muốn cập nhật thông tin về Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), cũng như sự quan tâm của chính phủ Malaysia trong việc tiếp tục đàm phán vào thời điểm hiện tại.

Được biết, thỏa thuận RCEP đã được ký kết bởi 15 quốc gia, bao gồm 10 nước thành viên thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và 5 đối tác đối thoại ASEAN là Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand vào ngày 15/11/2020.

Hiệp định RCEP sẽ có hiệu lực sau khi ít nhất 6 nước thành viên ASEAN và 3 quốc gia đối tác đối thoại ASEAN phê chuẩn. Cho đến nay, Trung Quốc, Nhật Bản và Singapore là 3 trong số các nước đã phê chuẩn và hiệp định dự kiến sẽ có hiệu lực từ tháng 1/2022.

Đầu tuần này, Brunei đã là quốc gia thứ sáu phê chuẩn Hiệp định Đối tác Kinh tế Khu vực (RCEP).

Đối với Hiệp định CPTPP, Thứ trưởng Lim Ban Hong cho biết hiệp định thương mại tự do này đã được ký kết ngày 8/3/2018 bởi 11 quốc gia châu Á – Thái Bình Dương, bao gồm cả Malaysia.

Hiệp định CPTPP đã dần có hiệu lực từ tháng 12/2018 đối với Australia, Canada, Nhật Bản, Mexico, New Zealand, Singapore, Việt Nam và Peru. Ba nước khác cũng đã ký kết hiệp định là Brunei, Chile và Malaysia vẫn chưa phê chuẩn và thực thi CPTPP.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Philippines phê chuẩn hiệp định RCEP
Philippines phê chuẩn hiệp định RCEP

Tối 21/2, Philippines vừa chính thức phê chuẩn Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), với hy vọng hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới này có thể giúp Philippines thu hút việc làm tốt hơn, cùng với đó là cung cấp hàng hóa rẻ hơn trong bối cảnh lạm phát cao kỷ lục.

Tăng trưởng của 5 nền kinh tế lớn của ASEAN có thể giảm trong năm 2023
Tăng trưởng của 5 nền kinh tế lớn của ASEAN có thể giảm trong năm 2023

Các nền kinh tế lớn của ASEAN, vốn dường như đang tăng trưởng trở lại sau các tác động của đại dịch COVID-19, có thể sẽ phải đối mặt với triển vọng tăng trưởng khó khăn hơn trong năm tới do lãi suất thắt chặt trên toàn cầu, đặc biệt là các đợt tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), cộng với đó là thị trường Trung Quốc hạ nhiệt do tác động của các chính sách nghiêm ngặt để chống dịch.

Từ 1 1 2023, quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định RCEP sẽ áp dụng một số điểm mới
Từ 1/1/2023, quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định RCEP sẽ áp dụng một số điểm mới

Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư số 32/2022/TT-BCT sửa đổi Thông tư số 05/2022/TT-BCT ngày 18/2/2022 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). Thông tư số 32/2022/TT-BCT có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2023.