Chủ Nhật, 05/07/2020 14:29

Mỹ có khả năng trở thành nước xuất khẩu LNG đứng đầu thế giới trong năm 2023

Theo dữ liệu của Reuters, Mỹ có khả năng trở thành nhà xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) đứng đầu thế giới trong năm 2023, vượt qua Australia, nhà sản xuất LNG đang dẫn đầu thị trường hiện nay, sau khi một nhà máy ở Texas gặp sự cố cháy nổ đã được khởi động lại.

Mỹ công bố chiến lược về an ninh kinh tế cho phụ nữ toàn cầuSố người thiệt mạng do bão tuyết tại Mỹ tăng mạnh"Bom lốc xoáy": Nỗi ám ảnh của nước MỹAPEC 2023: Tạo dựng một tương lai kiên cường và bền vững cho tất cả mọi ngườiMùa đông cực đoan bủa vây nhiều nước

Nguồn: Freeport LNG

Một vụ hỏa hoạn hồi tháng 6/2022 đã khiến Freeport LNG, cơ sở xuất khẩu lớn thứ hai của Mỹ phải đóng cửa và làm giảm lượng nhiên liệu xuất khẩu của Mỹ khoảng 2 tỷ foot khối mỗi ngày (bcfd, 1 foot khối = 0,0283 m3).

Sự cố này đã khiến Mỹ bị tụt lại phía sau nhà xuất khẩu hàng đầu Australia khi nhu cầu toàn cầu về nhiên liệu bùng nổ.

Trong năm 2022, xuất khẩu khí đốt tự nhiên của Mỹ dưới dạng LNG đã tăng 8% lên 10,6 bcfd, thấp hơn một chút so với mức 10,7 bcfd của Australia.

Theo nhà cung cấp dữ liệu Refinitiv, Mỹ vẫn dẫn trước Qatar, nước đứng ở vị trí thứ ba khi xuất khẩu 10,5 bcfd.

Số nhiên liệu được xuất khẩu ra thị trường này đã góp phần quan trọng trong việc giúp châu Âu xây dựng lại kho dự trữ khí đốt sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine hồi tháng 2/2022, làm gián đoạn nguồn cung.

Nguồn cung từ Mỹ trở nên quan trọng hơn khi Nga ngừng cung cấp nhiên liệu cho châu Âu.

Trong năm 2021, Mỹ đứng thứ ba về xuất khẩu LNG sau Australia và Qatar, hai nước bán được lần lượt là 10,5 bcfd và 10,1 bcfd khí dưới dạng LNG.

Tuy nhiên, trong năm 2022, Mỹ có thể vượt lên vị trí số một nhờ khởi động nhà máy Calcasieu Pass của Venture Global LNG tại Louisiana hồi đầu năm.

Do không có nhà máy LNG mới nào dự kiến đi vào hoạt động tại Australia cho đến khoảng năm 2026 và ở Qatar cho đến khoảng năm 2025, các nhà phân tích dự kiến sản lượng sẽ duy trì ở mức tương đương như năm 2022 trong năm 2023.

Trong năm 2022, giá khí đốt trung bình là 41USD trên một triệu đơn vị nhiệt Anh (mmBtu) tại Cơ sở chuyển nhượng quyền sở hữu của Hà Lan (TTF-Dutch Title Transfer Facility) tại châu Âu và 34 USD/mmBtu tại Japan Korea Marker (JKM) ở châu Á, nhưng chỉ 7 USD/mmBtu tại Henry Hub ở Louisiana, Mỹ.

Giá khí đốt gần đây đã được giao dịch cao hơn tại châu Á ở mức khoảng 29 USD/mmBtu so với 22 USD/mmBtu ở châu Âu và chỉ 4 USD/mmBtu tại Mỹ.

Các nhà phân tích dự báo những mức giá cao hơn đó sẽ thúc đẩy nhiều LNG của Mỹ đến châu Á hơn trong năm nay.

Theo TTXVN/Vietnam+

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria
Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

Mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng là quá lớn, gây áp lực đáng kể lên lực lượng cứu hộ ở hai nước Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, đồng thời làm cạn kiệt các nguồn lực quan trọng cần thiết để đẩy nhanh quá trình phục hồi.

6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023
6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023

Đại dịch COVID-19 đang diễn ra, những cú sốc địa chính trị và lạm phát kéo dài dự kiến sẽ tiếp tục là những rủi ro chính trong năm 2023. Tuy nhiên, châu Á có thể sẽ là một điểm sáng trong bối cảnh những cơn gió ngược ngày càng gia tăng, khi khả năng phục hồi của khu vực một lần nữa được thể hiện.

Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine
Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine

Tính từ năm 2015, Nông dân chăn nuôi vịt người Pháp Herve Dupouy đã 4 lần phải tiêu hủy đàn vịt của mình để ngăn chặn sự lây lan của dịch cúm gia cầm. Dù vậy, khi đợt dịch một lần nữa bùng phát trong trang trại của ông, người nông dân Pháp Herve Dupouy khẳng định, đã đến lúc phải chấp nhận giải pháp tiêm chủng cho gia cầm.

Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững
Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững

Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đang thúc đẩy chương trình nghị sự năm 2023, nhằm xây dựng một tương lai kiên cường và bền vững, khi các quan chức đến từ 21 nền kinh tế thành viên nhóm họp tại Hội nghị quan chức cấp cao APEC lần thứ nhất và các cuộc họp liên quan.