Thứ Ba, 11/06/2019 14:29

Mỹ & những tín hiệu tích cực

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken dự kiến sẽ có chuyến thăm đến Indonesia và Malaysia, trong bối cảnh khu vực Đông Nam Á đang trở thành ưu tiên của Washington.

Chính quyền Tổng thống Joe Biden tăng cường hiện diện ở Đông Nam ÁHàn Quốc: Chính phủ sẽ hỗ trợ các hãng mỹ phẩm mở rộng sang thị trường ASEAN

Chuyến thăm đến Đông Nam Á của lãnh đạo Mỹ

Vào tuần tới, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken dự kiến sẽ có chuyến thăm đến Indonesia và Malaysia, trong bối cảnh khu vực Đông Nam Á đang trở thành ưu tiên của Washington.

Mỹ coi khu vực Đông Nam Á như một ưu tiên trong chính sách đối ngoại của đất nước. Ảnh minh họa: asean.usmission.gov/TTXVN/Vietnam+

Đây sẽ là chuyến thăm đầu tiên của ông Antony Blinken đến Đông Nam Á, với tư cách là nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ. Theo Bộ Ngoại giao Indonesia, trong chuyến đi đến Jakarta vào hai ngày 13-14/12, Ngoại trưởng Antony Blinken sẽ có bài thuyết trình về chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương mới của Washington.

Trả lời các phóng viên, Tổng Giám đốc phụ trách các vấn đề châu Mỹ và châu Âu của Indonesia I Gede Ngurah Swajaya nhận định, chuyến thăm sắp tới của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken sẽ khởi đầu một mối tương tác cấp cao ngày càng vững mạnh giữa Indonesia và Mỹ, phù hợp với quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước.

Theo đó, tại Jakarta, Ngoại trưởng Blinken sẽ tham gia các cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi. Hai lãnh đạo sẽ thảo luận về một loạt các vấn đề chiến lược bao gồm thương mại và đầu tư, cơ sở hạ tầng, biến đổi khí hậu và hợp tác trong lĩnh vực y tế.

Bên cạnh đó, “Ông Antony Blinken cũng dự định sẽ có mặt tại Diễn đàn Dân chủ Bali diễn ra vào ngày 9/12” – hội nghị thượng đỉnh thường niên được thiết lập vào năm 2008 nhằm thúc đẩy các thể chế dân chủ tiến bộ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Tổng Giám đốc I Gede Ngurah Swajaya thông tin thêm.

Sau Jakarta, ông Antony Blinken sẽ dừng chân ở Kuala Lumpur. Chuyến thăm đến Malaysia được lên kế hoạch vào ngày 14 – 15/12 tới.

Một chuyến thăm đến Thái Lan cũng có thể sẽ được thực hiện sau đó.

Như vậy, chuyến thăm đến Đông Nam Á của ông Antony Blinken được thực hiện chỉ 2 tuần, sau khi trợ lý Ngoại trưởng Mỹ là ông Daniel Kritenbrink dừng chân tại Jakarta trong khuôn khổ chuyến công du đến 4 nước trong khu vực Đông Nam Á vừa qua.

Như vậy, dưới sự quản lý của Tổng thống Mỹ Joe Biden, Washington đã và đang đẩy mạnh cam kết của mình với Đông Nam Á.

Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương mới và toàn diện

Như đã nói ở trên, trong chuyến công du đến Indonesia, ông Antony Blinken sẽ có bài phát biểu chính sách về chiến lược của Mỹ ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

Được biết, lần đầu tiên Ngoại trưởng Blinken đề cập đến “chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương mới và toàn diện này” là tại cuộc họp với ngoại trưởng các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) diễn ra hồi tháng 9. Tại thời điểm đó và kéo dài đến bây giờ, ông Antony Blinken và các quan chức khác đã nhấn mạnh, chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Washington có nhiều điểm tương đồng với Triển vọng Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của ASEAN.

Cụ thể, chiến lược của Mỹ là dựa trên tầm nhìn chung, hướng đến xây dựng một khu vực tự do, cởi mở, liên kết với nhau, có khả năng phục hồi và an toàn.

Tương tự như triển vọng của ASEAN, nó sẽ phản ánh tầm quan trọng của Đông Nam Á đối với khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và vai trò quan trọng của ASEAN trong việc xác định tương lai của khu vực.

Bên cạnh đó, ngoài những nội dung khác, triển vọng của ASEAN về Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương cũng khẳng định rằng các quốc gia thành viên phải đẩy mạnh tự do, hòa bình, ổn định và thịnh vượng trong khu vực thông qua giải quyết hòa bình các tranh chấp, thúc đẩy pháp quyền và từ chối sử dụng các mối đe dọa...

Tín hiệu tích cực

Theo Hunter Marson, chuyên gia nghiên cứu về quan hệ quốc tế tại Đại học Quốc gia Australia, chuyến thăm đến các nước Đông Nam Á của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nên được nhìn qua nỗ lực tạo gắn kết mới với khu vực, thay vì những góc nhìn tiêu cực khác.

Nói một cách rõ ràng, Washington cũng bắt đầu nhận ra rằng những quốc gia nhỏ hơn đóng góp một phần khá quan trọng bởi nhiều lý do khác nhau, bao gồm cả trong thương mại và quan hệ giữa người với người. Tất cả đều rất cần thiết đối với tiến trình nỗ lực tăng cường sự liên quan, sự hiện diện của Mỹ tại khu vực trong thời gian đến.

Theo cách đó, Indonesia, cũng như các thành viên khác của ASEAN có thể hưởng lợi từ sự cạnh tranh lành mạnh giữa Mỹ và Trung Quốc về hai hạng mục là cơ sở hạ tầng và đầu tư.

Một hội nghị cấp cao ASEAN ở Washington?

Theo thông tin của Kyodo News và TTXVN, Tổng thống Mỹ Joe Biden đang đề xuất tổ chức hội nghị cấp cao ASEAN tại Washington vào tháng tới. Cụ thể, Mỹ đề xuất hội nghị thượng đỉnh sẽ diễn ra vào tuần thứ ba của tháng 1/2022 và hiện đang thảo luận với các nước thành viên ASEAN để xác định thời gian cụ thể.

Nếu sự kiện này chính thức được tổ chức, đây sẽ là cuộc gặp trực tiếp đầu tiên giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và các nhà lãnh đạo của khối ASEAN kể từ khi ông nhậm chức hồi tháng 1/2021.

Như vậy, hiện đã có nhiều hơn những tín hiệu từ phía Mỹ về nỗ lực gắn kết với khu vực Đông Nam Á nói riêng, cũng như hướng đến một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do, cởi mở trong tương lai.

HẠNH NHI

(Lược dịch từ Eurasia Review)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững
Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững

Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đang thúc đẩy chương trình nghị sự năm 2023, nhằm xây dựng một tương lai kiên cường và bền vững, khi các quan chức đến từ 21 nền kinh tế thành viên nhóm họp tại Hội nghị quan chức cấp cao APEC lần thứ nhất và các cuộc họp liên quan.