Thứ Bảy, 04/07/2015 18:58

Mỹ trở thành vua của ngành dầu khí thế giới vào năm 2018

Theo công ty nghiên cứu Rystad Energy, giới chức Mỹ tuyên bố sẵn sàng tăng sản lượng dầu lên 10%, nâng tổng số sản phẩm xuất ra thị trường lên thành 11 triệu thùng/ngày vào năm 2018.

Ông Trump: Quan hệ Mỹ-Bahrain sẽ được cải thiệnTổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh an ninh mạng mớiMỹ chuẩn bị rút khỏi NAFTANgoại trưởng Mỹ: Iran đang tuân thủ thỏa thuận hạt nhânNgoại trưởng Nga-Mỹ gặp nhau: Khởi đầu cho thiện chí hợp tác?

Mỹ sẽ vượt qua Nga trở thành nhà sản xuất dầu thô hàng đầu thế giới. Ảnh: Daily Sabah

Việc tăng sản lượng dầu đá phiến sẽ cho phép Mỹ vượt qua Nga và Saudi Arabia để trở thành nhà sản xuất dầu thô hàng đầu thế giới. Nadia Martin Wiggen - phó chủ tịch phụ trách thị trường của công ty Rystad Energy cho biết: “Thị trường đã thay đổi hoàn toàn nhờ vào khả năng sản xuất dầu đá phiến của Mỹ ”.

Thêm vào đó, với tốc độ tăng trưởng mạnh của quốc gia này, trong tương lai sản lượng dầu đá phiến của Mỹ sẽ chiếm 80% tổng sản lượng dầu mỏ thế giới vào năm 2025 và biến nước này từ quốc gia nhập khẩu thành quốc gia xuất khẩu ròng lớn nhất thế giới.

Dự báo của Rystad chỉ ra rằng kết quả của cuộc cách mạng công nghệ khai thác dầu Fracking sẽ biến Mỹ trở thành một nhà máy năng lượng – sự thay đổi được Tổng thống Mỹ Donald Trump cam kết nỗ lực tăng tốc bằng cách nới lỏng các quy định. Sự chuyển đổi dài hạn này cho phép Mỹ hạn chế phụ thuộc vào nguồn hàng nước ngoài, bao gồm cả thị trường hỗn loạn Trung Đông.

Vượt qua thời kỳ giảm giá nghiêm trọng sau khi OPEC đưa ra chiến dịch cạnh tranh vào năm 2015, ngành công nghiệp dầu mỏ, dẫn đầu bởi dầu đá phiến của lưu vực Permian (Tây Texas) nói riêng, Mỹ nói chung đã hồi phục tốt đẹp trong suốt năm 2017 nhờ giá dầu ngày càng tăng và việc áp dụng công nghệ mới làm giảm bớt chi phí khai thác.

Theo báo cáo gần đây nhất từ Cơ quan quản lý thông tin năng lượng Mỹ (EIA), dự báo sản lượng dầu thô của nước này sẽ đạt mức trung bình 10 triệu thùng/ngày vào năm 2018, phá vỡ kỷ lục 9,6 triệu thùng/ngày của năm 1970. Về phía Rystad Energy, cơ quan này cho thấy cái nhìn lạc quan hơn về tương lai của thị trường năng lượng Mỹ khi sản lượng dầu thô sẽ chạm mức 11 triệu thùng vào tháng 12. Cùng lúc đó, giá dầu thô sẽ ở mức 80 USD/thùng.

Động lực của việc tăng giá dầu được thiết lập chủ yếu từ nhu cầu sử dụng vững chắc, giảm bớt nguồn cung dư thừa, nhất là khi OPEC và Nga thống nhất cắt giảm sản lượng dầu cho đến cuối năm 2018 trong phiên họp tại Vienna (Áo) ngày 29/11/2017.

Là một trong các nỗ lực chiếm lĩnh thị trường, vừa qua, Cục an toàn và thực thi môi trường Mỹ (BSEE) đưa ra các hướng dẫn về quy trình khoan ngoài khơi, nhằm hạn chế tối đa khả năng xảy ra sự cố tương tự như vụ nổ dàn khoan của hãng dầu khí BP lịch sử năm 2010, khiến 11 người thiệt mạng. Thay đổi trong quy trình sản xuất được ghi nhận sẽ định hướng nước này đến mục tiêu thống trị thị trường năng lượng mà không phá vỡ các quy tắc an toàn.

Nhìn chung, kim ngạch nhập khẩu dầu của Mỹ đã giảm 25% trong 9 năm qua. Cùng lúc kim ngạch xuất khẩu lại phát triển mạnh kể từ khi lệnh cấm về hoạt động vận chuyển dầu ra nước ngoài được dỡ bỏ trong năm 2015. Dẫu vậy, Mỹ vẫn nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu, nhưng khoảng cách này đang dần thu hẹp.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ CNN)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria
Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

Mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng là quá lớn, gây áp lực đáng kể lên lực lượng cứu hộ ở hai nước Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, đồng thời làm cạn kiệt các nguồn lực quan trọng cần thiết để đẩy nhanh quá trình phục hồi.

6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023
6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023

Đại dịch COVID-19 đang diễn ra, những cú sốc địa chính trị và lạm phát kéo dài dự kiến sẽ tiếp tục là những rủi ro chính trong năm 2023. Tuy nhiên, châu Á có thể sẽ là một điểm sáng trong bối cảnh những cơn gió ngược ngày càng gia tăng, khi khả năng phục hồi của khu vực một lần nữa được thể hiện.

Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine
Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine

Tính từ năm 2015, Nông dân chăn nuôi vịt người Pháp Herve Dupouy đã 4 lần phải tiêu hủy đàn vịt của mình để ngăn chặn sự lây lan của dịch cúm gia cầm. Dù vậy, khi đợt dịch một lần nữa bùng phát trong trang trại của ông, người nông dân Pháp Herve Dupouy khẳng định, đã đến lúc phải chấp nhận giải pháp tiêm chủng cho gia cầm.

Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững
Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững

Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đang thúc đẩy chương trình nghị sự năm 2023, nhằm xây dựng một tương lai kiên cường và bền vững, khi các quan chức đến từ 21 nền kinh tế thành viên nhóm họp tại Hội nghị quan chức cấp cao APEC lần thứ nhất và các cuộc họp liên quan.