Chủ Nhật, 01/07/2018 09:50

Năm 2020 đã thay đổi thế giới như thế nào?

Trong 12 tháng qua, đại dịch COVID-19 đã làm tê liệt các nền kinh tế, tác động nghiêm trọng đến các cộng đồng và khiến gần 4 tỷ người phải hạn chế đi lại. Đó là một năm đã thay đổi thế giới không giống như năm nào khác trong ít nhất một thế hệ, có lẽ kể từ chiến tranh thế giới thứ hai.

Việt Nam tiếp tục không ghi nhận ca mắc COVID-19 mới trong sáng 4/10Liên Hiệp quốc thông qua Nghị quyết thành lập Ngày Quốc tế sẵn sàng chống dịch bệnh

Người dân tại Italy được kiểm tra thân nhiệt để phòng ngừa lây nhiễm COVID-19

Tác động sâu sắc từ COVID-19

Đại dịch đã khiến hơn 1,6 triệu người tử vong, ít nhất 72 triệu người nhiễm bệnh. Ông Sten Vermund, nhà dịch tễ học bệnh truyền nhiễm, Hiệu trưởng của Trường Y tế Công cộng Yale (Mỹ) nhận định: “Đây là một trải nghiệm đại dịch duy nhất trong cuộc đời của mỗi một con người trên Trái đất. Hầu như không ai trong chúng ta không bị ảnh hưởng".

Quy mô của thảm họa toàn cầu đã khó có thể tưởng tượng được khi vào ngày 31/12, các nhà chức trách Trung Quốc công bố 27 trường hợp “viêm phổi do virus không rõ nguồn gốc”. Ngày 7/1, các quan chức Trung Quốc thông báo họ đã xác định được loại virus mới, là 2019-nCoV. Ngày 11/1, Trung Quốc thông báo về ca tử vong đầu tiên ở thành phố Vũ Hán. Chỉ trong vòng vài ngày, các ca nhiễm bùng phát trên khắp châu Á, ở Pháp và Mỹ.

Vào ngày 11/2, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đặt tên cho dịch bệnh mới là COVID-19. 4 ngày sau đó, Pháp báo cáo về ca tử vong đầu tiên được xác nhận bên ngoài châu Á. Châu Âu bàng hoàng chứng kiến ​​khu vực phía bắc Italy trở thành tâm chấn của đại dịch. Đầu tiên là Italy, sau đó là Tây Ban Nha, Pháp và Vương quốc Anh áp dụng các biện pháp phong toả. WHO tuyên bố COVID-19 là đại dịch.

Vào giữa tháng 4, 3,9 tỷ người, tương đương 1/2 nhân loại sống trong các hình thức phong toả. Từ Paris đến New York, từ Delhi đến Lagos, và từ London đến Buenos Aires, đường phố trở nên im lặng một cách kỳ lạ.

Trong một nền kinh tế toàn cầu hóa, các chuỗi cung ứng ngừng hoạt động. Những kệ hàng siêu thị trống rỗng khi người dân mua hàng hoảng loạn. Các bệnh viện phải vật lộn để đối phó với số ca bệnh khổng lồ và các đơn vị chăm sóc đặc biệt nhanh chóng bị quá tải. Các doanh nghiệp, trường học đóng cửa. Hoạt động đi lại hàng không thương mại chứng kiến ​​sự thu hẹp mạnh nhất trong lịch sử. Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới nhanh chóng trở thành quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất, ghi nhận hơn 300.000 người tử vong.

Vào tháng 5, đại dịch đã quét sạch 20 triệu việc làm Mỹ. Ngân hàng Thế giới (WB) cảnh báo, đại dịch và suy thoái kinh tế toàn cầu có thể đẩy 150 triệu người vào cảnh nghèo đói cùng cực vào năm 2021.

Khi năm 2020 dần kết thúc, các Chính phủ khởi động tiêm chủng cho hàng triệu người, bắt đầu từ người cao tuổi, nhân viên y tế và những người dễ bị tổn thương nhất; trước khi chuyển sang các chiến dịch tiêm chủng hàng loạt, được coi là tấm vé duy nhất để trở lại cuộc sống bình thường.

Mức độ của những tác động lâu dài mà đại dịch COVID-19 sẽ để lại vẫn chưa rõ ràng. Một số chuyên gia cảnh báo, có thể mất nhiều năm để xây dựng khả năng miễn dịch cộng đồng thông qua việc tiêm chủng hàng loạt. Những người khác dự đoán cuộc sống có thể trở lại bình thường vào giữa năm 2021. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng, sự e ngại đám đông lớn có thể gây ra những hậu quả sâu sắc, ít nhất là đối với giao thông công cộng, các địa điểm văn hóa, thể thao và giải trí, và ngành công nghiệp tàu du lịch.

Nền kinh tế thế giới cũng đang trong một giai đoạn khó khăn. IMF đã cảnh báo về một cuộc suy thoái tồi tệ hơn cuộc suy thoái sau khủng hoảng tài chính năm 2008.

Việt Nam kiên cường, vươn mình từ đại dịch

Trong bối cảnh đại dịch vẫn đang hoành hành trên hầu khắp các nước, về phía Việt Nam, nhờ phản ứng mạnh mẽ với đại dịch, xuất khẩu tăng vọt và chi tiêu công lành mạnh đã giúp Việt Nam vượt qua cuộc suy thoái toàn cầu vào năm 2020, tiến đến nhanh chóng phục hồi từ tác động của COVID-19 gây nên. Các nhà phân tích thậm chí còn nhận định rằng, Việt Nam sẽ là một trong số những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới.

Chống dịch tốt, Việt Nam đã và đang từng bước phục hồi kinh tế sau đại dịch

Khi nhiều quốc gia chứng kiến tỷ lệ lây nhiễm và tử vong cao, Việt Nam đã ghi nhận ít hơn 1.500 trường hợp nhiễm virus và 35 ca tử vong. Đây là thành quả có được nhờ các biện pháp kiểm dịch hàng loạt, theo dõi và truy xuất nguồn gốc ổ nhiễm trên diện rộng, kết hợp với kiểm soát chặt chẽ việc di chuyển, khi tình hình dịch cơ bản đã được kiểm soát, nhanh chóng cho phép các nhà máy mở cửa trở lại và mọi người nhanh trở lại guồng làm việc.

Trả lời báo giới AFP, Giảng viên Đại học Fulbright Việt Nam Nguyễn Xuân Thành nhận xét: “Cuộc phong tỏa nghiêm trọng kéo dài không quá 3 tháng nên hoạt động trong nước có thể nhanh chóng trở lại bình thường vào tháng 6”.

Trong khi nhiều nước ở phương Tây đang kêu gọi người dân hạn chế tối đa việc ra đường trong khoảng thời gian giữa năm, người Việt Nam đã thực hiện chiến dịch “Người Việt đi du lịch Việt” để kích thích du lịch nội địa.

Về thương mại, vẫn tồn tại những lo ngại nghiêm trọng đối với nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu của Việt Nam, khi nhu cầu về quần áo, giày dép và điện thoại thông minh sụt giảm tại một số thị trường lớn của đất nước như Nhật Bản, Hàn Quốc và Liên minh châu Âu, song nhìn chung xuất khẩu vẫn là yếu tố thúc đẩy tăng trưởng trong năm nay bởi Việt Nam có thị trường xuất khẩu đa dạng, không phụ thuộc vào bất kỳ thị trường đơn lẻ nào, giảng viên Nguyễn Xuân Thành cho biết. Cụ thể, theo Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 9 tháng đầu năm, các lô hàng đến Trung Quốc đã tăng hơn 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhu cầu đối với nhiều mặt hàng sản xuất tại Việt Nam, đơn cử như đồ điện tử gia dụng, đồ nội thất văn phòng, máy tính và tivi cũng tăng vọt trong khoảng thời gian đại dịch, khi người dân buộc phải ở nhà trong suốt khoảng thời gian áp dụng giãn cách xã hội.

Những yếu tố này cho thấy trong khi Việt Nam sẽ không thể đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,8% trong năm nay, nhưng nền kinh tế vẫn được dự đoán sẽ tăng trưởng 2,4% - con số mà Quỹ Tiền tệ Quốc tế  (IMF) cho rằng, thuộc top tăng trưởng tốt trên thế giới.

Tuy nhiên nhìn chung, nỗi đau vẫn chưa kết thúc đối với một số lĩnh vực, với các biện pháp hạn chế và sự gián đoạn của biên giới đã tác động đến ngành du lịch của đất nước, cùng lúc khiến ngành hàng không từng phát triển vượt bậc với tần suất chuyến bay dày đặc nay chịu nhiều ảnh hưởng.

Vắng bóng khách du lịch nước ngoài đã giáng một đòn mạnh vào ngành du lịch. Cố đô Huế, Hà Nội, Vịnh Hạ Long, Sapa do đại dịch đều đang chứng kiến luồng khách quốc tế giảm mạnh, du lịch ảnh hưởng trầm trọng.

Song vẫn cần phải nhìn nhận rằng Việt Nam ít bị ảnh hưởng hơn so với các nước phụ thuộc vào du lịch khác trong khu vực như Thái Lan, nơi IMF dự đoán nền kinh tế sẽ sụt giảm 7,1% trong năm nay.

Chuyên gia kinh tế trưởng tại Mekong Economics trụ sở tại Hà Nội Adam McCarty cho biết, chiến thắng tương đối của Việt Nam trong năm nay có thể dẫn đến nhiều lợi ích hơn trong năm tới. Đặc biệt, cách đối phó với đại dịch của Việt Nam gần như nổi tiếng khắp thế giới, báo hiệu cho các công ty lớn ở nước ngoài rằng họ nên có cái nhìn khác về Việt Nam.

Lê Thảo- Hạnh Nhi

(Lược dịch từ The ASEAN Post & Jakarta Post)

Ảnh minh họa: AFP/Baoquocte.vn - TTXVN

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Việt Nam góp phần thúc đẩy mối quan hệ hợp tác ASEAN-Italy
Việt Nam góp phần thúc đẩy mối quan hệ hợp tác ASEAN-Italy

Ngày 202/, Ủy ban ASEAN tại Rome (ACR), dưới sự chủ trì của Chủ tịch ACR, Đại sứ Việt Nam tại Italy Dương Hải Hưng đã tổ chức một số cuộc họp với các đối tác quan trọng tại Italy để thảo luận một số đề xuất và dự kiến hợp tác trong thời gian tới.