Chủ Nhật, 01/07/2018 10:30

Năm mới 2021: Các nhà lãnh đạo thế giới gửi đi thông điệp về hi vọng và đoàn kết

Vào những thời khắc đầu tiên của Năm mới 2021, nhiều nhà lãnh đạo thế giới đã gửi lời chúc mừng tới người dân, khẳng định cam kết và quyết tâm đưa đất nước trở nên thịnh vượng, đều tin tưởng năm 2021 sẽ là năm khởi đầu cho niềm hi vọng mới sau một năm thế giới chìm trong “vũng lầy” đại dịch Covid-19.

Thế giới sẽ đón Giao thừa trong các biện pháp phong tỏaTổng thống Putin gửi lời chúc Năm mới và Tết cổ truyền của Việt Nam

"Đại dịch Covid-19 vẫn chưa kết thúc, cuộc chiến chống lại đại dịch không dừng lại dù chỉ là một giây, nhưng năm 2021 người Nga sẽ có thể vượt qua mọi khó khăn và khôi phục cuộc sống bình thường thông qua sự nỗ lực và đồng lòng của tất cả người dân". Đây là  thông điệp được Tổng thống Nga Vladimir Putin gửi tới toàn thể người dân trước thời khắc chuyển giao Năm mới.

Tổng thống Nga Vladimir Putin (Ảnh: Tass)

Theo Nhà lãnh đạo Nga, nếu như cách đây 1 năm, không một ai có thể tưởng tượng những thách thức mà thế giới phải đối mặt. Song cũng trong khó khăn, người dân Nga đã cho thấy lòng dũng cảm và sự kiên cường. Tổng thống Vladimir Putin đặc biệt ca ngợi công lao của các nhân viên y tế, những người trên tuyến đầu trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19.

Tại Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình đã có bài phát biểu mừng năm mới trên Truyền hình Nhà nước, trong đó nêu bật thành tựu chống đại dịch Covid-19, phục hồi kinh tế và xóa đói giảm nghèo trong năm 2020 với nhiều điều “khác thường”.

Nhà lãnh đạo Trung Quốc đánh giá cao nỗ lực của toàn thể người dân Trung Quốc và sự đoàn kết của cộng đồng quốc tế nhằm đẩy lùi dịch bệnh: “Sau một năm khó khăn, chúng ta hiểu được rõ hơn bao giờ hết ý nghĩa của một cộng đồng với một tương lai chung cho nhân loại. Tôi đã có có nhiều cuộc điện thoại với bạn bè quốc tế, cả cũ và mới và đã tham dự nhiều hội nghị trực tuyến. Điều chúng tôi thảo luận nhiều nhất là duy trì sự đoàn kết để chống lại đại dịch. Mọi người ở khắp nơi trên thế giới nên tham gia vào nỗ lực chung này, hỗ trợ lẫn nhau để xua tan sự u ám của đại dịch và đấu tranh vì một ngôi nhà Trái đất tốt đẹp hơn.”

Trong bài phát biểu năm mới cuối cùng trên cương vị là thủ tướng Đức, bà Angela Merkel miêu tả tính đến thời điểm hiện tại, năm 2020 là năm khó khăn nhất trong 15 năm bà lãnh đạo đất nước. Tuy nhiên, bà nhấn mạnh rằng sự khởi đầu của chiến dịch tiêm chủng vắc-xin ngừa Covid-19 sẽ khiến 2021 trở thành một năm của sự hi vọng.

“Năm 2020, một loại virus chưa được biết đến đã xâm nhập vào cơ thể và cuộc sống của chúng ta. Năm đại dịch 2020 đã dạy cho chúng ta nhiều bài học. Tôi nghĩ sẽ là không quá khi nói rằng: chưa bao giờ trong vòng 15 năm qua, chúng ta lại thấy năm cũ lại nặng nề đến thế và cũng chưa bao giờ chúng ta, bất chấp mọi lo lắng và hoài nghi, lại hướng về năm mới với nhiều hy vọng như vậy.”, bà Angela Merkel nói.

Cùng chung niềm hi vọng này, Nữ hoàng Anh Elizabeth II bày tỏ tin tưởng, mặc dù nước Anh nói riêng và thế giới nói chung có thể còn phải chịu đựng nhiều hơn, nhưng những ngày tốt đẹp hơn sẽ trở lại. Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long thì lạc quan rằng “đã có ánh sáng cuối đường hầm” sau một năm 2020 đầy thử thách vì đại dịch Covid-19./.

Theo VOV

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria
Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

Mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng là quá lớn, gây áp lực đáng kể lên lực lượng cứu hộ ở hai nước Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, đồng thời làm cạn kiệt các nguồn lực quan trọng cần thiết để đẩy nhanh quá trình phục hồi.

6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023
6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023

Đại dịch COVID-19 đang diễn ra, những cú sốc địa chính trị và lạm phát kéo dài dự kiến sẽ tiếp tục là những rủi ro chính trong năm 2023. Tuy nhiên, châu Á có thể sẽ là một điểm sáng trong bối cảnh những cơn gió ngược ngày càng gia tăng, khi khả năng phục hồi của khu vực một lần nữa được thể hiện.

Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine
Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine

Tính từ năm 2015, Nông dân chăn nuôi vịt người Pháp Herve Dupouy đã 4 lần phải tiêu hủy đàn vịt của mình để ngăn chặn sự lây lan của dịch cúm gia cầm. Dù vậy, khi đợt dịch một lần nữa bùng phát trong trang trại của ông, người nông dân Pháp Herve Dupouy khẳng định, đã đến lúc phải chấp nhận giải pháp tiêm chủng cho gia cầm.