Thứ Năm, 26/10/2017 07:18

Nền kinh tế lúa gạo thời COVID-19

Đại dịch COVID-19 là một phần của một loạt các yếu tố làm thay đổi sinh kế của nông dân và các nhà xuất khẩu lúa gạo ở khu vực Đông Nam Á. Trong bối cảnh giá gạo tăng và các Chính phủ hạn chế xuất khẩu, nền kinh tế lúa gạo cho thấy đại dịch đang thay đổi hệ thống lương thực ra sao.

Xuất khẩu gạo của Việt Nam phải tính chuyện đường dài

Nông dân thu hoạch lúa trên cánh đồng. Ảnh minh họa: TTXVN

Khi các thành phố và quốc gia thực hiện biện pháp phong toả, người dân trên khắp thế giới, từ Vương quốc Anh đến Ấn Độ đang phải vật lộn để tiếp cận thực phẩm. Có những nguyên nhân khác nhau, một số cộng đồng phải đối mặt với thu nhập bị mất đi và sự khan hiếm tại địa phương, trong khi những cộng đồng khác đối phó với các rào cản đối với việc di chuyển.

Thế giới không cạn kệt lương thực, nhưng COVID-19 hiện đang tác động đến các hệ thống lương thực của chúng ta một cách sâu sắc và đa dạng, các trang trại ở Hoa Kỳ đang vật lộn để đảm bảo họ có đủ người lao động nhập cư, trong khi hàng trăm ngàn ngư dân Indonesia gần như không thể kiếm sống.

Một trong những yếu tố chính tác động đến hệ thống lương thực là giá gạo. Giá lương thực giảm trên toàn cầu trong tháng 3 do nhiên liệu hóa thạch giá rẻ và nhu cầu giảm gây ra bởi sự chậm lại của nền kinh tế. Tuy nhiên, giá gạo đã tăng trong tháng thứ 3 liên tiếp, khi các Chính phủ bắt đầu dự trữ gạo và các nhà xuất khẩu bắt đầu hạn chế nguồn cung.

Ở Đông Nam Á, đại dịch đang thay đổi cách người nông dân và các nhà xuất khẩu lúa gạo của khu vực làm kinh doanh. Nhu cầu đang tăng mặc dù nền kinh tế toàn cầu đang chịu ảnh hưởng, và giá cả đang tăng lên khi nông dân vật lộn để đối phó với COVID-19, bên cạnh tình trạng hạn hán do biến đổi khí hậu.

Giá gạo tăng

Giá gạo Thái Lan đạt mức cao nhất trong 7 năm, khi các đối thủ cạnh tranh phải đối phó với tác động của đại dịch. Ấn Độ, nhà cung cấp gạo lớn nhất thế giới, đã ngừng phần lớn hoạt động xuất khẩu gạo.

Thái Lan là quốc gia xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới. Kể từ tháng 1, giá gạo trong nước tại Thái Lan tăng 20-30% và các nhà đóng gói gạo cho biết, giá sẽ tiếp tục tăng cho đến khi vụ thu hoạch mới được tung ra thị trường vào tháng 8 hoặc tháng 9.

Trong năm ngoái, Thái Lan và khu vực sông Mê Kông đã trải qua đợt hạn hán tồi tệ nhất trong 40 năm. Các nhà sản xuất gạo ở Thái Lan, Campuchia, Lào, và Việt Nam cũng đều cảm thấy tác động.

Chủ tịch danh dự Hiệp hội Các nhà đóng gói gạo Thái Lan (TRPA) Somkiat Makayatorn cho biết, hạn hán đã dẫn đến sự sụt giảm lên tới 2 triệu tấn đối với nguồn cung gạo trái vụ trong năm nay. Điều này là rất đáng kể, bởi năm ngoái tiêu thụ gạo trong nước ở Thái Lan đạt 7,5 triệu tấn. Tuy nhiên, ông Somkiat Makayatorn nói thêm, Thái Lan sẽ không bao giờ phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt gạo, bất kỳ sự thiếu hụt nào tại các siêu thị là do vấn đề cung cấp và phân phối, chứ không phải là thiếu lương thực.

Trước khi xảy ra đại dịch, các nhà sản xuất gạo Thái Lan cũng đã gặp phải tình trạng thiếu hụt lao động, theo ông Charoen Laothamatas, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan. “Do thiếu lao động, nông dân lựa chọn sử dụng máy móc và hóa chất, ảnh hưởng đến hương vị thơm ngon của gạo Thái Lan”, ông Charoen Laothamatas nhận định, và nói thêm rằng chất lượng gạo Thái Lan cũng giảm do biến đổi khí hậu và thay đổi trong phương pháp trồng.

Trong một động thái liên quan, Chính phủ Thái Lan tuyên bố không có kế hoạch hạn chế xuất khẩu gạo.

COVID-19 làm thay đổi hệ thống lương thực

Những thách thức đối với người nông dân và nhà xuất khẩu gạo ở Đông Nam Á sẽ tiếp tục gia tăng, chúng phản ánh các mô hình rộng lớn hơn về cách thức mà đại dịch ảnh hưởng đến an ninh lương thực.

Ông Jean Balié tại Viện nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế đã công bố một phân tích cho thấy, giá gạo có thể tiếp tục tăng như thế nào, bởi 3 yếu tố chính: thiếu hụt lao động, gián đoạn chuỗi cung ứng, và những rào cản đối với vốn thanh khoản cho nông dân.

Sự thiếu hụt lao động do COVID-19 có thể làm tăng chi phí lao động, nhất là nữ giới, đóng vai trò trung tâm trong sản xuất lúa gạo ở hầu hết các nơi, được dự báo ​​sẽ dành nhiều thời gian hơn để chăm sóc con cái, người ốm và người già.

Các vấn đề về chuỗi cung ứng có thể đẩy giá lên cao, vì đại dịch khiến việc phân phối gạo từ các nhà sản xuất ra thị trường, cũng như đưa vật tư nông nghiệp, như hạt giống và phân bón đến tay nông dân trở nên khó khăn hơn. Cuối cùng, lãi suất cao và các rào cản khác đối với tín dụng có thể đồng nghĩa với việc nông dân phải vật lộn để tiếp cận nguồn vốn mà họ cần có để hoạt động, và để đối phó với những thách thức của hạn hán, COVID-19, cũng như các thị trường không thể đoán trước.

Ông Jean Balié cũng cho hay, những hạn chế về nguồn cung sẽ trở thành một vấn đề lớn, chẳng hạn như có sự gia tăng chưa từng thấy về nhu cầu từ Trung Quốc. Trong kịch bản đó, giá gạo sẽ vượt xa mức đỉnh năm 2008.

Hạn chế về xuất khẩu, hạn hán ở sông Mê Kông, tình trạng thiếu hụt lao động và các vấn đề về chuỗi cung ứng sẽ hạn chế nguồn cung và đẩy giá lên. Đây không giống như sự thiếu hụt lương thực, khi thế giới vẫn có quá đủ thực phẩm. Nhưng COVID-19 hiện là một phần của một loạt các yếu tố làm cho sinh kế của người nông dân, người đóng gói và người bán lúa gạo khó có thể đoán trước được.

LÊ THẢO

(Lược dịch từ ASEAN Today)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt
Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt

Công bố của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) trong năm 2022 cho biết, Việt Nam đứng vị trí số 1 trong danh sách 25 nước có thị trường hàng không nội địa phục hồi nhanh nhất thế giới. Ngay từ tháng 4/2022, thị trường vận chuyển hàng không nội địa đã ở mức tương đương cùng kỳ năm 2019, với 69 đường bay đã được tái khai thác, mở mới và tăng tần suất. Nhờ vậy, nhu cầu di chuyển trong giai đoạn cao điểm hè, sản lượng khách nội địa đã hồi phục hoàn toàn và tăng trưởng 40 – 42% so với cùng kỳ năm 2019 trong các tháng 6 - 8/2022.

Các nghị quyết hứa hẹn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội
Các nghị quyết hứa hẹn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội

10 nghị quyết có ý nghĩa quan trọng được HĐND tỉnh thông qua tại Kỳ họp chuyên đề lần thứ chín nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra sáng 20/2. UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Quang Tuấn; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân chủ trì kỳ họp. Tham dự kỳ họp còn có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương.

Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững
Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững

Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đang thúc đẩy chương trình nghị sự năm 2023, nhằm xây dựng một tương lai kiên cường và bền vững, khi các quan chức đến từ 21 nền kinh tế thành viên nhóm họp tại Hội nghị quan chức cấp cao APEC lần thứ nhất và các cuộc họp liên quan.