Thứ Hai, 29/05/2017 10:14

Nền kinh tế toàn cầu bất ổn và đang xoay trục

Đại diện giới chuyên gia, Nouriel Roubini – Nhà kinh tế học nổi tiếng thế giới, giáo sư kinh tế tại Trường Kinh doanh Stern của Đại học New York và là CEO của Roubini Macro Associates, LLC thông tin, tháng 5 và tháng 8 vừa qua, sự leo thang trong các cuộc xung đột thương mại và công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc đã làm náo loạn thị trường chứng khoán và đẩy lợi suất trái phiếu xuống mức thấp kỷ lục trong lịch sử.

Nền kinh tế toàn cầu tiếp tục giảm tăng trưởng trong năm 2019 và 2020

Nhìn từ góc độ trung hạn, các mối đe dọa đến nền kinh tế toàn cầu đang trở nên tồi tệ hơn. Ảnh minh họa: VTV.vn

Tín hiệu tốt...

Tuy nhiên, thị trường tài chính, kinh tế toàn cầu đã và đang chứng kiến sự thay đổi, chuyển biến liên tục. Trong đó, vốn đầu tư của Mỹ và các nước khác đang có xu hướng hướng tới những đỉnh cao mới.

Sự thay đổi đột ngột từ hiện tượng Risk-off sang Risk-on (với Risk-off tức khi rủi ro được cảm nhận ở mức cao, nhà đầu tư sẽ bán tháo các sản phẩm tài chính có mức độ rủi ro cao để chuyển sang các tài sản an toàn hơn hay chỉ giữ tiền mặt. Ngược lại khi rủi ro được cảm nhận ở mức thấp, nhà đầu tư có xu hướng đổ tiền vào các tài sản có rủi ro cao) thể hiện 4 sự phát triển tích cực.

Đầu tiên, Mỹ và Trung Quốc có khả năng sẽ đạt được thỏa thuận giai đoạn 1. Ít nhất điều này có thể tạm thời ngăn chặn nguy cơ leo thang căng thẳng trong cuộc chiến thương mại và công nghệ giữa hai cường quốc vốn gây nên ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế toàn cầu.

Thứ hai, mặc dù không có sự chắc chắn nào trong cuộc tổng tuyển cử vào ngày 12/12 của Anh, nhưng ít nhất Thủ tướng Anh Boris Johnson đã có thể đảm bảo “một thỏa thuận Brexit mềm” tạm thời với Liên minh châu Âu (EU).

Thứ ba, Mỹ đã thể hiện sự kiềm chế khi đối mặt với các hành động khiêu khích của Iran ở Trung Đông. Cụ thể là Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhận ra rằng việc tiếp tục các cuộc đối đầu chống lại nước này có thể sẽ dẫn đến hậu quả xấu là một cuộc hiến tranh toàn diện và giá dầu tăng đột biến.

Và cuối cùng, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ và các ngân hàng Trung ương lớn khác đã vượt qua những cơn gió ngược về địa chính trị bằng cách nới lỏng các chính sách tiền tệ.

... Bị lấn át mới những bất ổn

Mặc dù có nhiều tín hiệu đáng mừng, song cũng cần nhận thức rõ rằng, không phải tất cả đều tốt đối với nền kinh tế toàn cầu. Theo dữ liệu gần đây từ chính phủ Trung Quốc, Đức và Nhật Bản cho thấy, sự tăng trưởng chậm lại vẫn đang tiếp diễn, ngay cả khi tốc độ của sự giảm trước đã chậm lại đáng kể.

Trong khi Mỹ và Trung Quốc có thể đã đồng ý ngừng xung đột, song nhiều khả năng tình hình sẽ tiếp tục xoay chuyển sau cuộc bầu cử Mỹ vào tháng 11/2020.

Trong kế hoạch trung và dài hạn, điều hy vọng nhất lúc này mà cả thế giới hướng tới là “chiến tranh lạnh” sẽ không nóng dần lên.

Về điểm đáng lo ngại thứ ba, trong khi Trung Quốc đã và đang thể hiện sự kiềm chế trong việc đối đầu với làn sóng nổi dậy ở Hongkong, tình hình tại đây ngày càng trở nên bất ổn. Nhiều khả năng một cuộc đàn áp mạnh mẽ có thể sẽ xảy ra vào năm 2020.

Thứ tư, mặc dù nguy cơ xảy ra Brexit cứng có thể sẽ không xuất hiện, song riêng trong khu vực đồng Euro đang trải qua một sự bất ổn sâu sắc. Trong đó Đức và một số quốc gia khác có dư địa tài chính (fiscal space) đang có dấu hiệu chống lại nhu cầu kích thích kinh tế.

Tồi tệ hơn, rất có thể tân Chủ tịch của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagarde sẽ không thể thông qua nhiều gói kích thích chính sách tiền tệ, nhất là khi 1/3 Hội đồng quản trị ECB đã phản đối khuyến nghị nới lỏng chính sách hiện tại.

Ngoài ra, những thách thức từ dân số già, nhu cầu đang dần suy yếu của Trung Quốc và chi phí đáp ứng các tiêu chuẩn khí thải mới, cộng thêm khu vực châu Âu đang trở nên dễ tổn thương trước kế hoạch của Tổng thống Donald Trump đối với thuế nhập khẩu ôtô của Đức và nhiều quốc gia châu Âu khác cũng được xem là những nguyên nhân khiến nền kinh tế thế giới đang dần xoay trục.

Không dừng lại ở đó, các nền kinh tế chủ chốt của châu Âu, không chỉ là Đức, Tây Ban Nha, Pháp và Italy đang trải qua những vấn đề chính trị nghiêm trọng có thể liên lụy đến tốc độ phát triển kinh tế.

Cũng là một trong số những vấn đề đáng lưu tâm, chủ nghĩa dân túy chống lại toàn cầu hóa, thương mại, công nghệ và di cư đang diễn ra rất phức tạp ở rất nhiều nơi. Điều này khiến ngày càng nhiều quốc gia theo đuổi các chính sách hạn chế sự vận chuyển của hàng hóa, vốn, lao động, công nghệ và dữ liệu.

Cùng với nhiều yếu tố khác, có thể nói xu hướng trung hạn có thể gây ra hậu quả kinh tế nghiêm trọng và gây gián đoạn cho đà phát triển kinh tế nhiều hơn: già hóa dân số ở các nền kinh tế tiên tiến và các thị trường mới nổi chắc chắn sẽ làm giảm tiềm năng tăng trưởng, đồng thời sự hạn chế trong di cư sẽ khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn.

Một khi đổi mới công nghệ mở rộng, nếu không quản lý tốt, trí tuệ nhân tạo và tự động hóa có thể sẽ phá vỡ thị trường việc làm, từ đó làm trầm trọng hơn sự bất bình đẳng.

Nhìn chung, sự mất đoàn kết, kết nối giữa thị trường tài chính và nền kinh tế toàn cầu đang ngày càng rõ rệt hơn. Bất chấp việc các nhà đầu tư đang thở phào trước sự suy giảm của một số rủi ro ngắn hạn, song các rủi ro cơ bản cho nền kinh tế toàn cầu vẫn đang còn tồn tại. Trên thực tế, nhìn từ góc độ trung hạn, các mối đe dọa đang trở nên tồi tệ hơn.

HẠNH NHI

(Lược dịch từ CNA)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt
Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt

Công bố của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) trong năm 2022 cho biết, Việt Nam đứng vị trí số 1 trong danh sách 25 nước có thị trường hàng không nội địa phục hồi nhanh nhất thế giới. Ngay từ tháng 4/2022, thị trường vận chuyển hàng không nội địa đã ở mức tương đương cùng kỳ năm 2019, với 69 đường bay đã được tái khai thác, mở mới và tăng tần suất. Nhờ vậy, nhu cầu di chuyển trong giai đoạn cao điểm hè, sản lượng khách nội địa đã hồi phục hoàn toàn và tăng trưởng 40 – 42% so với cùng kỳ năm 2019 trong các tháng 6 - 8/2022.

Các nghị quyết hứa hẹn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội
Các nghị quyết hứa hẹn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội

10 nghị quyết có ý nghĩa quan trọng được HĐND tỉnh thông qua tại Kỳ họp chuyên đề lần thứ chín nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra sáng 20/2. UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Quang Tuấn; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân chủ trì kỳ họp. Tham dự kỳ họp còn có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương.

Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững
Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững

Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đang thúc đẩy chương trình nghị sự năm 2023, nhằm xây dựng một tương lai kiên cường và bền vững, khi các quan chức đến từ 21 nền kinh tế thành viên nhóm họp tại Hội nghị quan chức cấp cao APEC lần thứ nhất và các cuộc họp liên quan.