Thứ Bảy, 28/03/2020 17:40

Ngân hàng Trung ương Thái Lan tiếp tục tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát

Sáng nay (28/9), Ngân hàng Trung ương Thái Lan (BoT) đã tiếp tục tăng nhẹ lãi suất cơ bản thêm 0,25% lên 1% nhằm kiềm chế lạm phát đang ở mức cao nhất trong 14 năm qua và đảm bảo cho nền kinh tế tiếp tục phục hồi. Đồng thời, BoT cũng duy trì dự báo tăng trưởng năm 2022 của nước này ở mức 3,3%.

Thái Lan nới lỏng một số hạn chế về dịch vụ ăn uống ở thủ đôThái Lan: Xuất khẩu gạo dự báo đạt 7,5 triệu tấn trong năm 2022Thái Lan cho phép tăng giá mỳ gói ăn liền từ ngày 25/8Thái Lan lên kế hoạch cấp “thị thực vàng” có giá trị 10 năm

Lạm phát tháng 8 của Thái Lan đã tăng lên mức cao nhất trong 14 năm qua. Ảnh minh hoạ: Vietnambiz

Là một trong những ngân hàng trung ương ít biến động lãi suất nhất ở châu Á, BoT cho rằng tỷ lệ lãi suất nên được bình thường hóa dần dần. Dù vậy, ngân hàng này khẳng định sẵn sàng đáp ứng với mức tăng lãi suất lớn hơn nếu cần thiết, tuyên bố từ BoT nêu rõ.

Sự phục hồi của nền kinh tế lớn thứ hai Đông Nam Á đang chậm hơn so với các nước khác khi lĩnh vực du lịch quan trọng của nước này mới bắt đầu phục hồi trong khi đầu tư vẫn còn chậm, điều này cho phép ngân hàng trung ương chậm tăng lãi suất, bất chấp các động thái mạnh tay của nhiều ngân hàng khác.

Đợt tăng lãi suất thêm 0,25% lần này của BoT cũng phù hợp với dự đoán của nhiều nhà kinh tế, và là đợt tăng 0,25% liên tiếp thứ 2 của BoT trong năm nay sau khi duy trì mức lãi suất thấp kỷ lục 0,5% kể từ tháng 5/2020.

Theo đánh giá của Ủy ban chính sách tiền tệ của BoT, nền kinh tế Thái Lan sẽ tiếp tục phục hồi nhưng với rủi ro lạm phát gia tăng. Do đó, “lãi suất chính sách nên được bình thường hóa một cách từ từ và phù hợp với tăng trưởng bền vững trong dài hạn”, tuyên bố của BoT cho biết.

Song song đó, BoT cũng giữ nguyên triển vọng tăng trưởng kinh tế năm 2022 của Thái Lan ở mức 3,3% như đã đưa ra trong dự báo hồi tháng 6, nhưng lại cắt giảm dự báo tăng trưởng năm 2023 xuống 3,8% từ mức 4,2% trước đó.

Đối với lạm phát, BoT đã nâng dự báo lạm phát toàn phần năm 2022 của nước này lên 6,3% từ mức 6,2% trước đó và ước tính năm 2023, lạm phát sẽ ở mức 2,6%.

Đầu tháng này, Thống đốc BoT Sethaput Suthiwartnarueput cho biết mục tiêu của ngân hàng này là đảm bảo sự phục hồi suôn sẻ cho nền kinh tế, mà theo ông dự kiến ​​sẽ trở lại mức trước đại dịch vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau.

Trong quý II/2022, nền kinh tế Thái Lan đã tăng trưởng 2,5% so với một năm trước đó và tăng 0,7% so với 3 tháng trước đó. Năm ngoái, tăng trưởng kinh tế của nước này chỉ đạt 1,5% - mức thấp nhất ở Đông Nam Á.

Dữ liệu cho thấy lạm phát toàn phần ở nước này đã tăng lên 7,86% trong tháng 8, mức cao nhất trong 14 năm qua và vượt xa mức lạm pháp mục tiêu từ 1% - 3% của BoT. Đồng bath Thái cũng tiếp tục mất giá ngay sau khi BoT công bố quyết định tăng lãi suất.

Tuy nhiên, BoT sáng nay cho biết sự suy yếu của đồng baht Thái không ảnh hưởng đến nền kinh tế nói chung và lạm phát sẽ bắt đầu giảm dần vào cuối năm nay và quay trở lại phạm vi mục tiêu trong năm tới.

BoT cũng dự báo nước này sẽ đón 9,5 triệu lượt khách du lịch trong năm nay và sẽ con số này tăng hơn gấp đôi lên 21 triệu lượt vào năm 2023, cao hơn so với dự báo được đưa ra hồi tháng 6. Đồng thời, xuất khẩu của nước này cũng được dự báo sẽ tăng lên 8,2% trong năm nay, từ mức 7,9% được đưa ra trước đó.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ Reuters)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt
Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt

Công bố của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) trong năm 2022 cho biết, Việt Nam đứng vị trí số 1 trong danh sách 25 nước có thị trường hàng không nội địa phục hồi nhanh nhất thế giới. Ngay từ tháng 4/2022, thị trường vận chuyển hàng không nội địa đã ở mức tương đương cùng kỳ năm 2019, với 69 đường bay đã được tái khai thác, mở mới và tăng tần suất. Nhờ vậy, nhu cầu di chuyển trong giai đoạn cao điểm hè, sản lượng khách nội địa đã hồi phục hoàn toàn và tăng trưởng 40 – 42% so với cùng kỳ năm 2019 trong các tháng 6 - 8/2022.

Các nghị quyết hứa hẹn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội
Các nghị quyết hứa hẹn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội

10 nghị quyết có ý nghĩa quan trọng được HĐND tỉnh thông qua tại Kỳ họp chuyên đề lần thứ chín nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra sáng 20/2. UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Quang Tuấn; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân chủ trì kỳ họp. Tham dự kỳ họp còn có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương.

Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững
Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững

Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đang thúc đẩy chương trình nghị sự năm 2023, nhằm xây dựng một tương lai kiên cường và bền vững, khi các quan chức đến từ 21 nền kinh tế thành viên nhóm họp tại Hội nghị quan chức cấp cao APEC lần thứ nhất và các cuộc họp liên quan.